VN88 VN88

27 án oan trong các triều đại Trung Quốc

20. Kẻ phản quốc yêu nước

Ngày 20 tháng 5 năm 1987, phóng viên Tân Hoa xã thường trú ở New York điện gấp về bức điện: Nhà soạn nhạc nổi tiếng của Trung Quốc: ngài Mã Tư Thông, do mắc bệnh tim, đã tạ thế ở Feicity vào hồi 3 giờ 5 phút sáng, hưởng thọ 75 tuổi.

“Nhân dân Nhật báo”, “Quang Minh nhật báo”, Đài truyền hình Trung ương, Đài tiếng nói nhân dân Trung ương v.v. Cơ quan thông tấn báo chí lập tức đăng và phát đi tin này.

Báo chí Đài Loan, Hồng Kông, Liên Xô, Pháp, Mỹ v.v… cũng đều đăng tin Mã Tư Thông từ trần;

Mã Tư Thông, một người thầy trọn đời vì âm nhạc hôm qua đã vĩnh biệt cõi đời để lại cho nhân gian lòng ngưỡng mộ và thương tiếc…

Hội Liên hiệp âm nhạc Trung Quốc, Học viện âm nhạc Trung ương, Đoàn văn công Trung ương, Học viện âm nhạc Thượng Hải… đã gửi điện chia buồn sâu săc tới Vương Mạc Lý, phu nhân của Mã Tư Thông.

Thủ tướng Chu Ân Lai, khi nhớ về quá khứ, đã thương cảm mà nói rằng: “Tôi bình sinh có hai chuyện đáng tiếc sâu sắc, một trong hai chuyện đó là, Mã Tư Thông khi đã 50 tuổi rồi mà phải bỏ quê hương đi ra nước ngoài. Tôi rất buồn”.

Mã Tư Thông ôm trong lòng sự tiếc nuối sâu sắc, chất chứa nỗi thương cảm khó nói, mang theo một bi kịch và nỗi bi ai khó tưởng tượng được đột ngột ra đi để lại những câu hỏi cho người đời.

Cuộc đời của ông là một tình yêu sâu nặng căng tràn lồng ngực đối với Tổ quốc mẹ hiền, có như thế mới có được tác phẩm âm nhạc nổi tiếng “Tư hương khúc” mãi mãi ghi đậm trong khối óc toàn thể đồng bào Trung Quốc. Khi còn sống, ông là nhân vật có nhiều ý kiến tranh luận và khi mất ở nước người, ông vẫn để lại hàng chuỗi những ý kiến tranh luận, vì ở thời kỳ đặc biệt, ông bị bôi lên mặt vết nhơ khó tẩy. Ông yêu nước nhiệt tâm, nhưng không khỏi sống gửi đất người và còn mang một tội danh “Phản quốc, hàng địch”.

Nỗi oan ức của ông cuối cùng đã được làm sáng tỏ, song ông vẫn không được “lá rụng về cội”.

Mã Tư Thông từng giữ chức Phó chủ tịch Hội liên hiệp văn hoá Trung Quốc, Phó chủ tịch hội liên hiệp âm nhạc Trung Quốc, Đại biểu quốc hội, uỷ viên hiệp thương chính trị Trung Quốc, Viện trưởng Viện âm nhạc Trung ương Trung Quốc…

Trong “Đại cách mạng văn hoá” ông đã chịu ô nhục đến rợn người. Trong hoàn cảnh cùng đường đó, ngày 15 tháng 1 năm 1967 buộc ông phải cùng vợ, con gái thứ, con trai trốn trên một con thuyền, mạo hiểm đi từ Hoàng Phố Quảng Châu đến Hồng Kông. Ngày 19 tháng 1, Mã Tư Thông được sự lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông đích thân đưa lên máy bay sang Hoa Kỳ, từ đó ông xa rời Trung Quốc, sống gửi quê người, trở thành nhân vật thời sự ầm ĩ một thời. Mùa xuân năm 1985, Bộ công an và Bộ Văn hoá Trung Quốc sau một thời gian điều tra đã ra công bố Mã Tư Thông được sửa sai và phục hồi chức tước, danh dự.

Năm 1957 nặng nề và ồn ã.

Mã Tư Thông ngày thường lặng lẽ ít nói, nhưng lần này thì không kìm được bực tức trong lòng, dốc hết lời nói từ đáy lòng:

– Vấn đề tôi cho là nghiêm trọng trước mắt hiện nay là, công thức hoá trong sáng tác, nghìn bài một luật, như vậy với lĩnh vực âm nhạc mà nói, có liên quan tới sự sáng tạo trong sáng tác, về mặt nào đó cố nhiên cần “trăm hoa đua nở”, nhưng mặt khác cần “gạn đục khơi trong”. Nhà sáng tác cần trở thành “Nhất gia ngôn” tức là, phải có cá tính riêng và phong cách độc đáo riêng.

Lời phát biểu của Mã Tư Thông kinh động người nghe.

– Cái khuyết điểm sản sinh trong công tác âm nhạc và không hiểu nghiệp vụ của lãnh đạo các bộ môn văn hoá là có quan hệ với nhau. Tôi đã từng được nghe một chuyện cười thế này: Có người phụ trách văn hoá hành chính của một địa phương bảo mua dương cầm là không phù hợp, toàn bộ tiền để mua dương cầm có thể mua rất nhiều chiếc nhị.

Lời phát biểu như “đinh đóng cột” và sự phê bình thẳng thắn không vòng vo của Mã Tư Thông đã đánh vào một số quyền uy nào đó của giới âm nhạc Trung Quốc. Lời phát biểu từ tâm can này làm cho Mã Tư Thông thanh thản, nhưng là mầm hoạ bi kịch cho cả cuộc đời ông.

Làn sóng chống hữu khuynh ngày một dâng cao. Các tác gia, nghệ thuật gia nổi tiếng trong giới văn hoá của Trung Quốc dần dần rơi vào cảnh chịu đựng nỗi oan khuất to lớn, bị quy là thế giới “Phái hữu”. Thủ tướng Chu Ân Lai tinh mắt nhanh tay gạt tên của Mã Tư Thông trong danh sách “Nội dinh” đó, nếu không, Mã Tư Thông còn phải mất nhiều năm đội “mũ gai mây” bước những bước nặng nề ngắc ngoải trong cuộc đấu tranh phê phán.

Tạp chí “âm nhạc nhân dân” kỳ thứ 2 năm 1959, đăng bài “Bình về hội độc tấu âm nhạc của Mã Tư Thông tiên sinh”. Bài viết này khiến Mã Tư Thông tức giận lạnh người. Bài viết dùng từ gay gắt chụp mũ, chửi rủa, đánh một đòn vào Mã Tư Thông:

“Bài hát ca ngợi đức mẹ Ma-ri-a” là khi các thiếu nữ hướng lên Thượng đế, tỏ lòng thành kính với tình cảm tinh khiết. Bài hát này viết rất sâu sắc và do tính truyền cảm mãnh liệt, âm luật của nó cộng thêm với kỹ năng biểu diễn của Mã Tư Thông là rất có sức lôi cuốn dẫn người nghe vào Thánh đường, dẫn đến ngay dưới chân thần tượng. Nhưng đông đảo người nghe suốt ngày tướt mồ hôi ra sức luyện gang, cầm chắc cuốc để cuốc đất, mọi người cùng vui cười hát bài ca vọt tiến, vậy thì không hoà chung giai điệu với diễn tấu của Mã Tư Thông rồi?

Hoặc như: Bài ca kẻ lang bạt của Saclơ trong một mức độ nhất định nào đó đã phản ánh tính cách phóng túng, nó còn nặng về kỹ xảo phức tạp của biểu diễn đàn vi-ô-lon. Chúng ta ngạc nhiên là, Mã Tư Thông cuối cùng là vì sự nghiệp xây dựng đại tiến vọt của chủ nghĩa xã hội phục vụ hay là khoe khoang kỹ năng của ông trước đông đảo người nghe?”

“Trong tiết mục của Mã Tư Thông, còn có bản nhạc của mình “Tư hương khúc”đã là giai điệu cũ của hơn 20 năm rồi. Ta không thể nói rằng nó không có ý nghĩa hiện thực. Nhưng nhân dân trong cuộc đại tiến vọt của chúng ta quyết không mãi mãi đắm chìm vào hồi ức đổ nát.

“Mục ca là bài ca du mục thể hiện vẻ đẹp tự nhiên. Nhưng cái thần tình phiêu diêu an tường này là không tương xứng với bước đi hào hùng của uông dân trong công xã, vởi mùa màng tốt tươi trên mọi cánh đồng khàp thế giới”.

“Nghe tác phẩm Nhạc thơ Tây Tạng của Mã Tư Thông, trong đầu chúng ta dân ca Tây Tạng khỏe khoắn và tươi tắn sẽ không còn hoà nhập được nhau, cho dù tác giả đã rất cố gắng xử dụng dân ca Tây Tạng. Theo mọi người nghĩ thì, Mã Tư Thông đã làm méo mó, xấu xí diện mạo Tây Tạng. Hy vọng Mã Tư Thông trong phê phán tư tướng học thuật của giai cấp tư sản hôm nay mà tự phê phán…”.

Trong “Đại cách mạng văn hoá”, khắp nơi là tiếng gào thét, hô hào không ngừng; khắp nơi là “Ngôn to ngữ lớn” của ác quỷ kinh thiên động địa và tếng loa ầm ĩ điếc tai. Cái âm thanh nghệ thuật được kết tinh chắt chiu từ sinh mạng và mềm tin, từ tinh lực dồi dào và tình cảm bốc lửa mà Mã Tư Thông đã hiểu một cách chân chính và vì nghệ thuật mà đã không ngừng chịu khổ vươn tới phải chịu lép vế trong cái mớ âm thanh hỗn độn của những người mà, nửa nốt nhạc không biết! Bài viết ngàn chữ đã chụp cái mũ “tư tưởng học thuật giai cấp tư sản lên sáng tác nghệ thuật của Mã Tư Thông. Âm nhạc tao nhã, mềm mại, mà mạnh mẽ có sức sống của Mã Tư Thông luôn vấp phải đòn đả kích phê phán không ngừng.

Đợt “Chỉnh phong văn hoá nghệ thuật” xuất hiện, Mã Tư Thông đành chia tay với cây đàn, từ sáng đến tối chỉ làm bạn với các cuộc Hội nghị phê phán, chỉnh phong.

Báo chữ to la liệt khắp nơi, biểu ngữ rực rỡ chói loá mắt, truyền đơn như bươm bướm đầy trời, loa phóng thanh ầm ĩ phục vụ đại hội phê phán…

Những lời hô hào gầm thét rùng rợn: Đả đảo Mã Tư Thông, trong số tiên phong đó có em trai của Mã Tư Thông là Hồng vệ binh của Học viện âm nhạc Trung ương, bọn họ liên kết với hàng loạt “Chiến hữu” ở khắp các trường học Bắc Kinh, đi khắp mọi phố phường. Đội ngũ của họ phía trước có chiếc xích lô, có một hình nộm rơm, một tay cầm vĩ cầm còn một tay cầm bản nhạc. Bản nhạc đó là “Tư hương khúc” (Bản nhạc nhớ quê hương).

Hình nộm rơm “Mã Tư Thông” bị một khăn lớn bịt miệng.

Hồng vệ binh, đầu óc đã bốc lửa do không tìm thấy Đại sứ quán Hoa Kỳ (thời gian này là thời kỳ đối địch nghiêm trọng trong quan hệ Trung – Mỹ).

Một bầu lửa không rõ vì sao đã trào ra, và thế là tờ báo đăng lời phát biểu của Mã Tư Thông chuyển trở thành mũi tên chĩa vào sứ quán Hoa Kỳ. Hồng vệ binh “Anh hùng” châm mồi lửa vào hình nộm rơm, Hồng vệ binh nhảy qua tường Đại sứ quán tiến vào phía trong…

Rất nhiều báo đăng ảnh chụp hình nộm Mã Tư Thông bị đốt và ảnh Hồng vệ binh xông vào Đại sứ quán, công hàm bộ ngoại giao nưởc đó gửi về sự kiện “Mã Tư Thông” đã thành điểm nóng nhức nhối thế giới.

Triệu Phong là người đã từng bị nhốt cùng “chuồng trâu” với Mã Tư Thông kể lại rằng: Hồng vệ binh mở Hội nghị đấu tố Trương San, Mã Tư Thông và Triệu Phong. Trương San bị đánh chết ngất, còn Mã Tư Thông bị đánh bằng dây da vừa nặng vừa dày, máu tươi đầy mặt mũi. Công nhân “phái tạo phản” chỉ vào Mã Tư Thông đang ngồi nhổ cỏ trong vườn trường mà rằng: “Mày việc gì phải nhổ nữa? Mày họ Mã là ngựa, mày chỉ có ăn cỏQ” Mã Tư Thông sửng sốt khổ đau cầu xin, nhưng không được, ông bị bắt ép phải ăn cỏ.

Giáo sư Trương San kể lại: Con trai của ông là Trương Học Tài (mới có 14 tuổi) vì Hồng vệ binh đánh vỡ chậu cá vàng của nó vậy là đánh nhau.

Thế là Hồng vệ binh tức tối mở Hội nghị phản kích “báo thù giai cấp”, vợ chồng Trương San, Trương Học tài và Mã Tư Thông đều bị đấu.

Hồng vệ binh bắt ông làm các việc nặng nhọc quá sức chịu đựng đối với thể lực của ông. Một Hồng vệ binh dùng bản gỗ cắm đinh đánh vào đầu ông, Mã Tư Thông vốn đã cắt trụi tóc nên máu me đầy đầu, chảy mãi không cầm.

Nỗi khổ đau bị dày vò và oan khuất của Mã Tư Thông là một điển hình của phần tử trí thức Trung Quốc bị chà đạp hành hạ. Đứng trước sự tàn bạo hết tính người như vậy, lòng Mã Tư Thông đau khổ bội phần. Ông luôn muốn chết, nhiều lần tự sát mà không xong.

Là một nhà sáng tác âm nhạc lừng lẫy tiếng tăm, lấy âm nhạc làm hứng thú cuộc đời, Mã Tư Thông làm sao không cảm thấy đau thương và khổ đau? “Cách mạng văn hoá” không chỉ bắt ông ra khỏi phòng đàn và phòng sách tao nhã ấm áp, mà còn khiến ông xa rời tiếng đàn và âm nhạc, sống cuộc sống cuối đời đầy sợ hãi. Hơn nữa người vợ thân yêu của ông cũng vì vậy mà bị đầy đoạ về mặt tinh thần, không dám nói đến cuộc sống đầm ấm và yên tĩnh, không dám nói tới niềm vui cuộc sống gia đình của luân thường. Vợ ông sợ sệt cảnh đời náo loạn, có nhà mà khó về, không nhà để ở, ôm một nỗi sầu muộn xé lòng và tình yêu đằm thắm cùng với nỗi đau thương cảm lẩn trốn khắp nơi.

Bao trùm xung quanh ông không chỉ là roi vot và giày xéo đánh đập, mà điều không thể chịu đựng được là sự giày vò tâm lý sỉ nhục nhân cách. Ông không hiểu vì sao ông đã trở thành “uy quyền âm nhạc phản động của giai cấp tư sản”. Trong tháng ngày đen tối khổ đau ấy, sự tuyệt vọng cùng đường ngày càng đến gần với ông.

Vợ chồng Sac-lơ, bạn tốt của ông đã thắt cổ chết. Lần lượt các nhà nghệ thuật lão luyện quen biết của ông đã dùng cái chết để phản đối sự hành hạ vô nhân đạo này. Mã Tư Thông đã đứng trước vực thẳm, nhưng trong lòng chứa chất sự uất ức, mà rên la không được thành tiếng. Khổ đau, khóc không cho nước mắt tuôn trào. Ông đã chuẩn bị kết thúc cuộc đời khổ đau hơn cả cái chết.

Chiều ngày 22 tháng 11 năm 1966, Mã Tư Thông đóng giả một thợ mộc, con gái là Mã Thuỵ Tuyết đóng giả Hồng vệ binh thẳng đến ga xe lửa Tây Trực Môn đợi xe lửa nhưng bị chậm giờ, đến hai giờ sáng hôm sau, xe lửa mới từ Tây Trực Môn chạy xuống phía Nam. Mã Tư Thông bội phần bị giày vò, tạm thời thoát được cuộc sống “làm trâu làm ngựa”. Hành lý gói theo là cây vĩ cầm nhỏ, gắn bó cùng ông ngỡ như quá cồng kềnh.

Mãi đến gần tinh sương 25 tháng 11 Mã Tư Thông mới đến được Quảng Châu, cùng ngày theo sự dẫn dắt của con gái Mã Thuỵ Tuyết trốn đến Quảng Đông, trú ở Đan Táo. Từ bấy giờ, Mã Tư Thông lòng buồn tê tái. Ông nghĩ rằng, Hồng vệ binh của Học viện âm nhạc Trung ương sẽ báo với công an, cho dù họ không còn biết Mã Tư Thông trốn ở nơi nào. Đến Đan Táo, Mã Tư Thông vận bộ quần áo nông dân, song vẫn không che đậy đươc khí phách và phong độ của một nhà nghệ thuật. Ấy vậy mà một thời gian khá dài, dân quân ở trong thôn không phát hiện ra thì quả là kỳ lạ.

Khi con gái Mã Tư Thông là Mã Thuỵ Tuyết cho biết có một chiếc thuyền đầu tháng giêng sẽ đi Hồng Kông, thì lòng Mã Tư Thông vô cùng nặng nề. Ông là một nhà âm nhạc lớn, có tình yêu nước mênh mông. Ông yêu mảnh đất chôn rau cắt rốn.

Ông lưu luyến non sông Tổ quốc. Ông muốn dành cho nhân dân đất nước ông thứ âm nhạc uyển chuyển, truyền cảm và niềm tự hào, vậy mà sức ép nặng nề khiến ông phải chọn con đường tha hương.

Trước ngày giải phóng, ông đã cự tuyệt lời mời của đại sứ Mỹ Stulerdan và ở lại Tổ quốc…

Nhưng “Đại cách mạng văn hoá” tàn khốc buộc ông đến đường cùng. Ông có tình cảm sâu nặng với Chu Ân Lai, sự ra đi không một lời cáo biệt. Chu Ân Lai sẽ nghĩ như thế nào đây?

Ngày 30 tháng 12, anh cả của Mã Tư Thông là Mã Tư Kỳ điện báo: Mẹ của ông là Hoàng Sở Nương không thể chịu được sự hành hạ của “văn cách” đã qua đời. Mã Tư Thông nước mắt đầm đìa, lòng đau như cắt chỉ biết quỳ xuống hướng về phía Thượng Hải mà tiễn biệt mẹ hiền…

Tình thế càng ngày càng nguy cấp. Đào Chú nhiều năm giữ chức Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ Quảng Đông bị lôi ra đấu tố. Cả Quảng Đông lập tức mây mù bão tố nổi lên. Đan Táo một địa phương bé nhỏ cũng không nằm ngoài luồng đấu tố và không lâu sau cũng đã trời nghiêng đất ngửa… Cả nhà Mã Tư Thông ở đây cũng rất lo, nếu bị phát hiện ở Đan Táo, sinh mệnh Mã Tư Thông chỉ có trời mới hiểu được.

Tối ngày 11-1-1967, màn đêm vừa buông xuống, Mã Tư Thông vô cùng mệt mỏi rời khỏi Đan Táo, đến điểm hẹn ở bờ biển rồi lên con thuyền chạy về Hồng Kông, cả nhà Mã Tư Thông trốn ở trong đám cỏ, không dễ gì nhìn được ông chủ thuyền, chỉ nghe một người được gọi là đầu chó” xuất hiện và nói, sóng to gió lớn không thể ra biển được? Mã Tư Thông ruột nóng như lửa đốt, lo lắng vô cùng. Việc đã đến nông nỗi này chỉ còn cách liều một phen, ném lao theo lao, trở về tức là đi vào chỗ chết.

Nhiều lời đồn đại làm ông đứng ngồi không yên: “Hồng vệ binh Học viện âm nhạc Trung ương sắp đi Quảng Châu, truy bắt Mã Tư Thông” “Từ cửa Chu Giang đến Hồng Kông, trên biển đã bố phòng năm tuyến, ngày ngày vẫn bắt được kẻ trốn chạy…”.

Tối 15 tháng 1, Mã Tư Thông cùng vợ là Vương Mộ Lý và con gái lên chiếc thuyền gỗ, sau đó lên con tàu nhỏ, đi về phía Hồng Kông, vượt qua từng tuyến từng tuyến “phong toả”. Có một thuyền đang đánh cá phát hiện vẻ khả nghi của con tàu, lập tức báo với Hải quân, nhưng đã để nó chạy đến Đại Cát mất.

Nhớ lại một ngày trước kia, Mã Tư Thông ra nước ngoài sao mà đàng hoàng thế. Ông tham gia đoàn đại biểu âm nhạc Trung Quốc ra nước ngoài, có xe tiễn đến sân bay, bước trên thảm len mềm mại, ung dung bước lên máy bay, ngồi trên khoang đầu lim dim mắt tĩnh tâm. Còn lần này thì lại biệt ly trời đất, đóng giả người đánh cá, lòng lo âu thấp thỏm, đối mặt với ông chủ đưa đến Hồng Kông mà cố chịu đựng kìm lời mà giả bộ cười nói, thật buồn thảm và nhục nhã.

Trời vừa sáng, Mã Tư Thông thở dài nhẹ nhõm: Đã đến Hồng Kông rồi. Thế nhưng, ruột gan Mã Tư Thông rối bời. Ngày 19-1 một sớm sau 4 ngày ông đến Hồng Kông, điều ông vẫn lo lắng đã xảy ra. Mười mấy tờ báo tiếng Anh của Hồng Kông công khai đăng rằng “Mã Tư Thông nhà âm nhạc nổi tiếng của Trung Quốc đã trốn đến Hồng Kông”.

Rất nhanh, tin tức ầm ĩ ai ai cũng biết Mã Tư Thông đã trốn được sang Hồng Kông.

Ông quyết định không ở lại Hồng Kông mà đi Mỹ. Em trai ông là Mã Tư Hùng đã qua Mỹ từ 1948, và đã ổn định trong giới âm nhạc Mỹ.

Qua sự hoạt động của tiểu thư Nam Hy, lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Hồng Kông điện mật về Washington, báo cáo rằng nhà âm nhạc nổi tiếng Trung Quốc muốn qua Mỹ…

Vì Hồng Kông nằm dưới sự quản lý của Chính phủ Anh, Mã Tư Thông lại không có hộ chiếu, nên không thể không xin nhà đương cục cho xuất cảnh. Và thế là Anh-Mỹ đưa vấn đề Mã Tư Thông ra bàn.

Trong khi tin tức nổ ra trong giới báo chí Hồng Kông, các báo lại rầm rộ đăng về ý đồ đi Mỹ của Mã Tư Thông. Dư luận Hồng Kông lại một phen huyên náo. Lãnh sự Hoa Kỳ khôn khéo gọi điện cho Thống đốc Hồng Kông: Nếu để Mã Tư Thông lưu lại ở Cửu Long, sự an toàn của Mã Tư Thông không đảm bảo, cần để cho cả gia đình ông rời Hồng Kông đi Mỹ, các việc vặt vãnh khác đề phía Mỹ làm bổ sung sau.

Và thế là lãnh sự Hoa Kỳ trú ở Hồng Kông đích thân đưa Mã Tư Thông đi thẳng đến Washington. Mã Tư Thông vốn đầy kinh hãi cho là đã cưỡi lưng hổ khó xuống, giờ lại bị nhà đương cục Hoa Kỳ chuyển thành “viên đạn pháo”, làm tăng thêm sự căng thẳng trong quan hệ Trung Mỹ vốn đang đối đầu gay gắt. Ông mới chỉ nghĩ là trốn tránh cơn bão tố ở Hồng Kông thôi, ngờ đâu đã trở thành cơn xoáy lốc chính trị khó thoát ra được. Stuledan đích thân mời ông, ông đã kiên quyết từ chối, giờ đây ông chủ động xin đến Mỹ. Làm sao mà thoát ra khỏi hoàn cảnh vướng mắc đó.

Mã Tư Thông đi Mỹ không phải để cầu mong một cái gì, mà chẳng qua là để tị nạn. Tinh sương 21-1, ông đến Washington. Nhà đương cục Hoa Kỳ đã bố trí để ông ở một biệt thự hoa lệ, trong có dương cầm, máy ghi âm, điện thoại… Đây quả là một làng quê phong quang tuyệt vời.

Tháng 4-1961, Mã Tư Thông nhà âm nhạc nổi tiếng của Trung Quốc giờ xuất hiện ở Mỹ một cách công khai, tổ chức họp báo. Ông muốn nói rõ với toàn thế giới rằng: ông là người yêu nước yêu nhân dân, chỉ vì chạy trốn sự đày đoạ của “Đại cách mạng văn hoá” mà phải tha hương, ông đã lên án sự tàn bạo của “Đại cách mạng văn hoá” mà ông đã cay đắng, trải qua.

Mã Tư Thông thoát thân được từ trong hoạn nạn, đã trở thành điểm nóng vây riết các cánh nhà báo nước ngoài.

Ngày 24-12, Thông tấn xã Hoa Kỳ cho biết:

Quốc hội Mỹ ra thông báo rằng, Viện trưởng Học viện âm nhạc Trung ương Bắc Kinh Trung Quốc. Đảng viên cộng sản Mã Tư Thông đã trốn khỏi Trung Quốc đại lục, đến Hoa Kỳ tị nạn.

Ngày 2 tháng 6, tạp chí “Đời sống” của Hoa Kỳ đăng lời trò chuyện của Mã Tư Thông: “Sự tàn khốc và cuồng điên” làm cho bằng hữu tốt của Mã Tư Thông khó tránh được vận rủi ro. Tổ chuyên án “002” xếp anh cả Vương Hằng, em trai Vương Hữu Cương của Vương Mộ Lý là “liên đới” phản cách mạng làm cho cha lìa con, vợ lìa chồng, nhà nát người mất. Vợ chồng anh trai Mã Tư Thông bị xếp vào “phần tử phản cách mạng hiện hành”. Con gái lớn của Mã Tư Kỳ, anh trai Mã Tư Thông là Mã Điện Hoa vì tội “phản cách mạng hiện hành” bị quản thúc xét hỏi, do bị bệnh tim đột ngột chết ở trong nhà tạm giam Sở công an Thượng Hải. Con trai thứ là Mã Vũ Lương xếp cùng tội chịu án 12 năm tù, người con nhỏ đang học sơ trung là Mã Vũ Minh cũng bị án tù 9 năm, mẹ vợ Mã Tư Thông và Gìả sư phụ trước sau lần lượt qua đời…

Sau 8 tháng, chuyên án “002” đi vào kết thúc, xét xử vắng mặt Mã Tư Thông tội “phản bội Tổ Quốc đầu hàng giặc”. Ngày 18-1-1968, “tổ chuyên án 002″ bộ Công an báo cáo lên Tạ Phú Trị truy xét Mã Tư Thông phản bội Tổ Quốc đầu hàng giặc”. Khang Sinh ký quyết định kết luận cuối cùng liệt Mã Tư Thông vào “phần tử phản quốc đầu hàng giặc”.

Anh trai thứ hai của Mã Tư Thông là Mã Tư Vũ, bị bức bách đã nhảy lầu tự sát ngày 11-7-1968.

Sự manh động của “Cách mạng văn hoá” đã làm cho nhà yêu nước Mã Tư Thông tan cửa nát nhà ngậm bồ hờn 19 năm chịu tội “phản quốc”.

Ngày 31-12-1984, nhân viên thụ lý vụ án Bộ Công an đưa ra lời đánh giá công bằng rằng:

“Chúng tôi lấy danh nghĩa Bộ Công an phúc đáp Đảng uỷ Học viện âm nhạc Trung ương, lột bỏ cái mũ “phần tử phản quốc đầu hàng giặc” của Mã Tư Thông, phục hồi danh dự về mặt chính trị”.

Ngày 25-12-1985, Bộ văn hoá có công văn rằng:

“Thông tri về việc phục hồi toàn bộ cho tiên sinh Mã Tư Thông nguyên Viện trưởng Học viện âm nhạc Trung ương: “Căn cứ vào yêu cầu của Trung ương Đảng về xoá các vụ án oan, thực hiện chính sách đối với các phần tử trí thức và phủ nhận “Đại cách mạng văn hoá”. Đảng uỷ Học viện âm nhạc Trung ương đã khẳng định sau khi nghiên cứu cẩn trọng nguyên Viện trưởng Học viện âm nhạc Trung ương Mã Tư Thông là nhà sáng tác âm nhạc, nhà vĩ cầm nổi tiếng. Đầu năm 1967 cả nhà phải ra nước ngoài là kết quả do sự chịu đựng bức hại tàn khốc của đường lối tả khuynh “Cách mạng văn hoá” thời kỳ đó, và bị cơ quan Công an do Khang Sinh, Tạ Phú Trị v.v, khống chế quy kết “Tội phản quốc đầu hàng giặc”là hoàn toàn sai lầm, nay trắng án”.

Bộ Công an ngày 31-12-1984 phê chuẩn báo cáo của Học viện âm nhạc Trung ương, đồng ý với ý kiến của Học viện này: Quyết định triệt để phục hồi như thường cho Tiên sinh Mã Tư Thông, khôi phục danh dự, xoá bỏ mọi dư luận xấu. Viện chúng tôi đồng ý với quyết định của Bộ Công an, nay xin thông báo chính thức với Tiên sinh Mã Tư Thông và gia thuộc. Đề nghị các Bộ ngành liên quan lập tức thực hiện các nội dung trong quy định này”.

Mùa xuân năm 1985, báo chí nước ngoài đăng tin Bộ công an, Bộ Văn hoá Trung Quốc đã có quyết định triệt để khôi phục cho Mã Tư Thông.

Lúc này trong và ngoài nước đã vỗ tay reo mừng, gia quyến Mã Tư Thông cùng vui mừng rạng rỡ với cán cân công lý.

Mã Tư Thông vô cùng cảm kích. Người phiêu bạt tha hương như ông, hy vọng sớm một ngày về với Tổ quốc ngày đêm mong nhớ.

Nhưng điều đáng tiếc khiến người đời không thể không than thở buồn đau là, Mã Tư Thông vì bệnh nặng không thể thực hiện ước nguyện về cố hương. Ngày 20-5-1987 Mã Tư Thông vĩnh biệt thế gian.

20-1-1988, Vương Mộ Lý phu nhân của Mã Tư Thông đã gửi thư từ Feicity nước Mỹ, bày tỏ nỗi đau khổ tha hương của chồng: “Lá rụng về cội. Một nghệ nhân dân tộc, làm sao chịu nổi cảnh tủi nơi đất khách quê người? Chúng tôi sẽ trở về với cố hương.”.

VN88

Viết một bình luận