VN88 VN88

27 án oan trong các triều đại Trung Quốc

15. Phê sai một người, dân số tăng lên mấy trăm triệu

Ngày 26 tháng 7 năm 1979 trong bản tin sáng lúc trước 7 giờ đài phát thanh nhân dân Trung ương đã phát đi một tin đặc biệt của phóng viên báo Tân Hoa xã với nhan đề: “Tổ chức Đảng đã triệt để sửa sai và phục hồi danh dự cho Mã Dần Sơ”. Cùng ngày các loại báo như “Nhân dân Nhật báo” “Quang minh Nhật báo” “Báo Quân giải phóng”… Các báo nước ngoài, hải ngoại, Hồng Kông, Ma Cao và các đài phát thanh rầm rộ đăng tải tin tức đó.

Trong ngày các nhân sĩ trong, ngoài nước sôi nổi bàn tán” “Đảng Cộng sản Trung Quốc thật khí phách, dám công khai thừa nhận việc làm sai và sửa sai của mình” “Vị tiền bối đó xem ra vẫn còn được sống những năm tháng của mình, được sửa sai, thật trời xanh có mắt…”. Ông Dương Kiến Nghiệp phóng viên Tân Hoa xã đang tỷ mỉ ghi lại những điểm cơ bản thích hợp với chủ đề mà mọi người đang bàn tán, trong giờ phút lịch sử kích động lòng người này vào tác phẩm văn học, tác phẩm về cuộc đời Mã Dần Sơ.

Tiếng vang của bản tin chẳng lẽ không hấp dẫn sự phấn khởi sâu sắc của mọi người ư? Chính là vì lý luận của ông Mã phê phán: sự phát triển mạnh mẽ của dân số ngày nay đang gia tăng tới mức nguy cấp, khắp nơi những dòng người đi không ngớt, cảnh tượng ngột ngạt thiếu không khí, vấn đề nhà ở vô cùng cấp thiết, giao thông đông đúc sản phẩm lương thực làm ra đã bị “uy hiếp” bởi hàng ngàn, hàng vạn người mỗi năm phát sinh thêm… Chính vì lo lắng cho những người dân toàn đất nước Trung Quốc mà Mã Dần Sơ kiên quyết bảo vệ chân lý, chịu đựng mọi ý kiến phên phán vẫn yêu cầu thực hiện “Kế hoạch hoá gia đình” vì hạnh phúc của con cháu.

Nhưng bởi vì còn có những kẻ có ý đồ và rắp tâm nói láo để hại ông đã dựng thành tội, họ phê phán ông gay gắt, đồng thời gặp phải cuộc đại phê phán đang rầm rộ khí thế nên nhân cách và sự tôn trọng của ông bị tổn hại, ông bị buộc thôi chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học Bắc Kinh, bãi miễn chức vụ uỷ viên thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc.

Từ năm 1959 đến 1979 ông bị bãi chức và bị phê phán, trong thời gian dài dằng dặc 20 năm đó ông ăn không ngồi rỗi ở nhà, họ hàng thân thích của ông không gặp và phân biệt đối xử, khiến ông tủi thân. 20 năm đắm chìm trong oan uổng ông đã được sửa sai, làm sao mọi người lại không vui mừng chào đón ông được? Còn với ông Mã hôm ấy là người vui sướng. Bản tin như sau: Một buổi sáng trung tuần tháng 7 toà nhà số 32 ngõ Tổng Bố đông, Bắc Kinh mấy ngày trước yên tĩnh bỗng chốc náo nhiệt hẳn lên. Lý Quý phó Bộ trưởng Mặt trận thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đến đây hỏi thăm ông Mã Dần Sơ, nhà kinh tế học nổi tiếng 98 tuổi. Cuộc gặp mặt được diễn ra trong phòng ngủ của ông Mã. Ông Mã ngồi trên ghế salon đơn, cùng ngồi còn có vợ ông và con gái, Phó Bộ trưởng Lý Quý nói: “Hôm nay tôi được sự uỷ thác của Đảng đến báo để ông Mã rõ: “Trước đây năm 1958 và cuối năm 1959 hai lần phê phán ông đều là sai lầm. Thực tế đã chứng minh luận điểm của ông trong việc hạn chế sinh đẻ là chính xác Phía tổ chức cấp trên đã triệt để sửa sai, khôi phục danh dự cho ông, hy vọng ông vui vẻ sống những năm cuối đời và hy vọng ông Mã mạnh khỏe sống lâu”. Ông Mã vui vẻ trả lời: Tôi rất vui mừng. Hơn hai mươi năm trước dân số của Trung Quốc không đông như hiện nay, phải nhanh chóng phát triển sản xuất mới được. Lý Quý cùng ông Mã nói đến báo cáo của công tác chính phủ của Hội nghị lần thứ hai Đại hội đại biểu nhân dân khoá 5, phải tập trung lực lượng đưa sản xuất nông nghiệp đi lên, phải làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, kiên quyết giảm bớt sự phát triển dân số.

Ông Mã cười thoải mái, ông nói to: “Báo cáo đó là đúng quá, tôi hoàn toàn tán thành. Như vậy xem ra lão già này giờ đây cũng còn chút có ích đấy, Hai chân ông Mã đã bị tê liệt, nhưng hai tay vẫn còn hoạt động được, sắc thái của bộ mặt tròn vành vạnh vẫn đẹp, ít nếp nhăn, đôi mắt mâu nâu nằm dưới đôi lông mày đã bạc. Ông đã bị nghễnh ngãng song trí óc ông vẫn sáng suốt.

Qua bản tin đó chúng ta thấy con người phóng khoáng của ông Mã Dần Sơ, tính chất mô phạm và phong thái sinh hoạt, nói, cười của ông, đồng thời cũng chứng minh ông không thù hận vì những cái đã mất đi của cá nhân, để mất đi khí chất của mình.

Cũng giống như chúng ta không thể giả thiết là không xảy ra “Đại cách mạng văn hoá”, thế thì sự phát triển của đất nước rõ như ban ngày.

Chúng ta cũng không thể giả thiết lý luận của ông Mã Dần Sơ ngày đó được thực hiện, thì Trung Quốc hôm nay sẽ phát triển càng mạnh mẽ hơn bao giờ hêt. Do vậy phê phán sai một người mà đã để đất nước chịu tổn thất nghiêm trọng không thể lường hết được, đó là sự thật khốc liệt của lịch sử.

Nhưng cũng có điều đáng mừng là những cái đã qua đi sẽ không bao giờ lặp lại. Đây là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử Trung Quốc.

Nhưng vết thương đã lành song không thể quên được nỗi đau. Mùa đông năm ấy gió dữ và tuyết, tại Hội nghị phê phán Mã Dần Sơ của Trường Đại học Bắc Kinh, ông Mã muốn nói rất nhiều điều: “Các anh ầm ĩ phê phán tôi là vô lý, dù tôi có chết cũng không yên lòng. Tôi không sai nhưng hôm nay nói với các anh không được, rồi sẽ có một ngày sự thật và lịch sử sẽ phán xét chủ trương của tôi là chính xác”.

Mã Dần Sơ là nhà giáo dục, nhà kinh tế học nổi tiếng của Trung Quốc, ông cũng là nhà trí thức có nhận thức sớm nhất về việc hạn chế sinh đẻ của Trung Quốc.

Từ rất sớm ông đã từng du học Đại học ở Mỹ, Đại học Colombia và đã giành được học vị tiến sĩ.

Sau ngày giải phóng, ông đã từng giữ chức vụ uỷ viên Trung ương Chính phủ nhân dân, uỷ viên phó Chủ nhiệm Uỷ ban tài chính kinh tế Trung ương Chính phủ nhân dân, Phó Chủ tịch uỷban quân chính Đảng Hoa Đông, Hiệu trưởng Trường Đại học Bắc Kinh, Đại học Triết Giang… và ông còn là uỷ viên Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá 1, khoá 2, uỷ viên Hội hiệp thương chính trị khoá 2, uỷ viên Thường vụ Hội hiệp thương chính trị khoá 4, khoá 5.

Năm 1957 Mã Dần Sơ đi tìm hiểu vùng nông thôn, có một vấn đề khiến ông, không thể không chau mày suy nghĩ: Đó chính là một hiện tượng tận mắt nhìn thấy khiến người ta phải sợ hãi: Dân số nông thôn phát triển quá nhanh. Càng ngày ông càng thấy vấn đề này vô cùng nghiêm trọng, Năm 1953 Trung Quốc tiến hành điều tra dân số trong phạm vi toàn quốc lần thứ nhất cho thấy: Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 1953 dân số toàn quốc đã đạt 601 triệu dân. Dựa vào đó có thể thấy tốc độ tăng trưởng của dân sốTrung Quốc mỗi năm tăng 12-13 triệu người. Mức độ tăng trưởng là 2%.

Lúc đó Mã Dần Sơ nhận thấy vấn đề dân số là vấn đề trọng yếu liên quan đến đời sống nhân dân và kế hoạch quốc gia của Trung Quốc. Nếu không nắm vững vấn đề này thì sẽ để lại cho toàn dân tộc và con cháu mai sau một hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Mã Dần Sơ có trách nhiệm của một nhà kinh tế học ông đã đưa vấn đề dân số vào hạng mục trọng điểm nghiên cứu khoa học của mình.

Trong đầu ông phác thảo một lời giải: Trung Quốc hiện nay đang tồn tại một mâu thuẫn rất nổi trội, đó là mâu thuẫn giữa sức sản xuất lạc hậu với nhu cầu ngày càng cao của quảng đại quần chúng về sinh hoạt văn hoá vật chất.

Mà muốn giải quyết mâu thuẫn đó không thể bỏ qua sự phát triển mạnh mẽ về sức sản xuất tiến hành công nghiệp hoá với tốc độ lớn và phần lớn ngân khố tích luỹ được phải là nền tảng không thể thiếu để phục vụ những mục tiêu trên. Nhưng điều mà khiến người ta phải canh cánh lo âu đó là tích luỹ bằng thu nhập quốc dân thì có hạn, ngược lại phải chi cho 600 triệu cái mồm đang há to thì đã mất đi một nửa, như vậy vốn tích luỹ chẳng qua sẽ là “Nhìn bánh vẽ cho đỡ đói, nhìn nước biển cho đỡ khát mà thôi”.

“Nếu như dân số Trung Quốc trước đây và ngày nay không hạn chế sự phát triển, thì sự phát triển sức sản xuất của Trung Quốc sẽ tất yếu gặp phải trở ngại rất lớn. Vấn đề này cần phải chú ý một cách nghiêm túc”. Đối mặt với thực trạng đó Mã Dần Sơ chẳng lẽ lại bình chân như vại, im lặng hưởng thái bình?

Vấn đề dân số là sự việc vô cùng to lớn liên quan đến tiền đồ của cả dân tộc Trung Hoa. Cần phải điều tra thực tế và tìm tài liệu có sức nặng để làm báo cáo, đủ sức thuyết phục kiến nghị với Trung ương để tiến hành thực thi kế hoạch hạn chế sinh đẻ. Mã Dần Sơ đã vượt qua những năm của “người xưa nay hiếm”, nhưng ông không quan tuổi cao, cát bụi dặm trường, để tiến hành điều tra trong 3 năm tình hình dân số vùng Triết Giang, Giang Tây, Thiểm Tây, Sơn Đông, Thượng Hải, phía nam Giang Tô và ngoại ô Bắc Kinh.

Vì nguyện vọng lớn lao “Dân giàu nước mạnh”

Mã Dần Sơ đã quên đi sự mệt mỏi, dốc hết sức mình đi đến mọi nơi và lao vào nghiên cứu, điêu tra đầy gian khổ. Năm 1953 sau cuộc tổng điều tla dân số lần thứ 1 Mã Dần Sơ không quản khó khăn ba lần vào ra Triết Giang, đi sâu vào nghiên cứu điều tra vấn đề dân số, dần dần ông phát hiện và đối chiếu với tốc độ hiện nay thì tốc độ phát triển dân số của Trung Quốc có khả năng đạt tới 3%. Vấn đề càng thêm trầm trọng.

Mã Dần Sơ nặng lòng suy nghĩ: “Nếu không nhanh chóng triển khai công việc này, cứ để thời gian kéo dài thì sự việc này vẫn tiếp tục phát triển và nó sẽ đem lại khó khăn rất lớn cho nền kinh tế quốc dân, cuộc sống văn hoá vật chất của nhân dân không được nâng cao. Trung Quốc mới sẽ mang trên mình một gánh nặng không thể tiến lên và phát triển nhanh chóng được”. Ông quyết tâm đưa chủ trương phai khống chế sự phát triển dân số của Trung Quốc tại Hội nghị lần thứ hai Đại hội Đại biểu nhân dân khoá I. Thiệu Lực Tử vui vẻ đồng ý chủ trương rất có lợị cho dân cho nước này, Lý Đức Toàn cũng giơ cả hai tay tán thành. Mã Dần Sơ vui mừng viết thành văn bản “Hạn chế dân số và nghiên cứu khoa học”.

Không thể ngờ được kết quả của sự chăm lo khổ hạnh của ông đã đem đến sự phản đối ý kiến mạnh mẽ gần như nhất trí của nhóm họp nhỏ ở Triết Giang. Mã Dần Sơ cũng vì thế mà đã bị phê phán và công kích ở mọi nơi. “Trong đất nưốc Xã hội chủ nghĩa không có vấn đề dân số. Ông là người trong Đại hội đại biểu mà dám nói đến vấn đề dân số. Thật là bừa bãi? To gan?”

Những thùng nước lạnh dội thẳng vào đầu Mã Dần Sơ khi ông đang bừng bừng khí thế.

“Những điều ông nói về vấn đề dân số hoàn toàn một giuộc với Man-tuýt, không mau cuốn xéo cho nhanh đi”. Đúng là đầu trâu, mồm ngựa cùng phụ hoạ một cách khiên cưỡng, đấy là một số kẻ không có bản lĩnh nhìn người. Những người đồng tình với Mã Dần Sơ rất ít. Nhưng Mã Dần Sơ là người không biết lùi bước. Một lần nữa ông phát biểu ý kiến của mình: “Ý kiến của tôi và chủ trương của tôi là đúng đắn. Những điều mà mọi người phản đối, tôi sẽ sửa lại… lần Đại hội đại biểu tới tôi sẽ đưa ra”.

Đúng là một người cứng rắn như thép. Mùa xuân năm 1957 khi lãnh đạo Đảng và Nhà nước mở Hội nghị cấp cao Thường vụ quốc hội gồm Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, nhân dịp đó Mã Dần Sơ đã báo cáo lý luận về dân số của mình vô cùng hấp dẫn và trôi chảy: “Nền kinh tế XHCN của chúng ta là nền kinh tế kế hoạch, nếu không đưa chương trình dân số vào trong kế hoạch không thể hạn chế được dân số, không thể thi hành kế hoạch hoá sinh đẻ thì không thể coi đó là kinh tế kế hoạch được”.

Toàn hội trường vang lên tiếng vỗ tay. Mao, Lưu, Chu cũng tán thành bài phát biểu. Nhận được sự cổ vũ, Mã Dần Sơ càng hăng hái thuyết trình về lý luận dân số của ông. Ở trường Đại học Bắc Kinh nhờ có tiếng nói của Lâm Hồ Hiện và Hiệu Viện Nội tự tay dán quảng cáo…”Bàn về dân số mới” đã trở thành một đề án chuẩn bị chính thức đưa vào Hội nghị lần thứ 4 Đại hội đại biểu nhân dân khoả I.

Đây là văn ban nổi tiếng vì lợi ích trước mắt và hạnh phúc con cháu mai sau. Nhưng Mâ Dần Sơ chẳng bao giờ nghĩ được rằng chính văn bản “Lý luận dân số mới” mà ông đặt bao hy vọng hoài bão và tâm huyết vào đó đã đem lại sự bất hạnh, gian khổ, nhửng tai hoạ lút đầu… Ngày 5 tháng 7 năm 1957 Nhân dân Nhật báo dành cả số báo số 11 đăng tải toàn bộ văn bản “Lý luận dân số mới”.

Mã Dần Sơ đang lớn tiếng hò hét: Trung Quốc không khống chế dân số là không được Nhưng chính lúc Mã Dần Sơ đang chân thành lắng nghe ý kiến của quảng đại độc giả thì phong trào phản đối phái hữu đã mở ra mạnh mẽ và rộng lớn. Khí thế phong trào này đang rầm rộ. Trong bối cảnh lịch sử như vậy “lý luận dân số” và Mã Dần Sơ giống như một con thuyền nhỏ, làm sao chịu nổi sóng gió, tránh sao được số mệnh gian nan? Cuốn theo trào lưu của phong trào, từng nhóm, từng nhóm tri thức dân chủ, trí thức yêu nước, giáo sư, học giả… chỉ vì đưa ra ý kiến của mình mà bị coi là “Điên cuồng tấn công Đảng” “Phản Đảng, phản xã hội chủ nghĩa” cuối cùng, lắc thêm một cái biến thành “Phần tử phái hữu”.

Mã Dần Sơ tránh không kịp cách nói của xã hội lúc đó: “Lý luận dân số mới” của Mã Dần Sơ là phối hợp phái hữu tấn công Đảng”. Có kẻ tìm hết cách bới móc mỉa mai Mã Dần Sơ: “Mã Dần Sơ đánh ngựa của Đảng Cộng sản, đánh không được, đánh phải chân bị nó giẫm vào tay”. Mã Dần Sơ không quan tâm đến những việc ấy, ông vẫn đi làm bình thường.

Tháng 5 trong Hội nghị lần thứ 2 Đại hội đại biểu khoá 8 của Đảng đã phê phán Mã Dần Sơ và lý luận của ông”. Hiển nhiên đây là quan điểm “đi ngược lại chủ nghĩa Mác-Lê Nin”. Thế là đã thấy sự nguy hiểm rồi.

Nửa năm đầu năm 1958 Trường Đại học Bắc Kinh mở cuộc phê phán đích danh Hiệu trưởng của mình. Báo và tập san của trường tuôn ra 18 bài luận phê phán Mã Dần Sơ. Báo chí toàn quốc bắt đầu trổ tài bước vào cuộc đại phê phán.

Mã Dần Sơ ngoài việc mất đi lòng kính trọng ra, có người còn ngạo ngễ chụp cho ông ba cái mũ “Ông là chủ nghĩa Man-tuýt, ông phủ nhận tính ưu việt của chế độ XHCN, ông không có tình cảm với 600 triệu dân”. Năm 1958 phong trào chống phái hữu toàn quốc tạm lắng xuống, nhưng với Mã Dần Sơ và “lý luận dân số mới” của ông chẳng hề có biểu hiện giảm mà lại càng mãnh liệt hơn, vì lúc đó có Khang Sinh tổ phó tổ Văn hoá Giáo dục Trung ương kiêm tổ trưởng tổ lý luận được gọi là “Lý luận uy quyền” đích thân chủ toạ điều khiển: nên cuộc phê phán như lửa cháy đổ thêm dầu càng bốc cao hơn bao giờ hết.

Ngày 15 tháng 12 năm 1959 Khang Sinh nghiến răng nghiến lợi nói với Bí thư Đảng uỷ Trường Đại học Bắc Kinh “Nhất định phải phê phán thật kỹ Mã Dần Sơ về mặt chính trị, từ nay Mã Dần Sơ không được làm Hiệu trưởng Trường Đại học Bắc Kinh, sau khi triệt để điều tra phê phán, cho ông ta rời khỏi Đại học Bắc Kinh”.

Dưới sự chỉ đạo của Khang Sinh Trường Đại học Bắc Kinh, quần chúng sôi nổi, giáo viên hồ hởi tiến hành, phê phán quy mô nhỏ, quy mô lớn đối vỡi Mã Dần Sơ, lịch sắp xếp kín mít. Những bài báo chữ lớn với số lượng nhiều dạng như bông tuyết rơi đâm thẳng vào xương tuỷ Mã Dần Sơ…

Những lời nhục mạ nhao nhao, những lời chỉ trích, chửi rủa chẳng cần thứ tự, những ngôn từ bẩn thỉu tuôn ra ào ào như nước rửa chân, chẳng còn một chút nghĩa tình, đập thẳng vào Mã Dần Sơ. “Tội danh” của Mã Dần Sơ ngày càng nhiều: Công kích sự phát triển với tốc độ cao và đại vọt tiến của nền kinh tế quốc dân, công kích và bôi nhọ công xã nhân dân, công kích kế hoạch kinh tế xã hội chủ nghĩa, ca ngợi sự cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, là phiên bản của “chủ nghĩa đa phần” của Pháp tại Trung Quốc, đấu tranh giành quyền lãnh đạo của Đảng và chủ nghĩa Mác-Lênin… Mùa đông năm 1959 rất lạnh. Nhất là trong vườn Trường Đại học Bắc Kinh Khang Sinh đã dùng giọng đầy khí lạnh của vùng Sơn Đông, để công kích người khác: “Mã Dần Sơ đã từng nói, có người nói ông ta là người của chủ nghĩa Man-tuýt nhưng ông ta không đồng ý. Ông ta nói Man-tuýt là ngựa nhà, Mác-Lê Nin cũng là ngựa nhà, mà ông ta là ngựa nhà Mác… Tôi nhận thấy “Lý luận dân số mới” của Mã Dần Sơ chàng có gì phải nghi ngờ, đó chính là ngựa nhà của Man-tuýt”. “Chồng mũ” của Mã Dần Sơ đột nhiên lại được chồng lên cao hơn: “Mã Dần Sơ” là Man-tuýt của Trung Quốc… Mã Dần Sơ vốn vì chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa tư bản phục vụ?…” Mã Dần Sơ dù có ngàn lưỡi cũng không thể tranh cãi nổi, ông ta chỉ cần nhấn mạnh một điểm: “Tôi Mã Dần Sơ là “ngựa nhà Mác?”. Cuộc đời Mã Dần Sơ gần 80 năm, chịu bao nỗi nhọc nhằn, gian khó khổ hạnh.

Chỉ vì cái lợi to lớn của một dân tộc ông đã phải chịu bao điều bôi nhọ vô lý thô bạo song ông vẫn kiên quyết bảo vệ chân lý. Trên tở “Quang minh Nhật báo” ông phát biểu (lại nói về lý luận “vòng quay” của luật cân bằng của tôi) ông còn viết bài trần thuật ý kiến của mình để báo khác đăng tảì.

Nhưng tất cả những việc làm đó chẳng đem lại kết qua gì tốt đẹp. Chẳng những báo chũ to ở vườn Trường Đại học Bắc Kinh “Bỗng đêm qua gió. xuân về, ngàn vạn cây lê lại nở hoa, ông đã lường trước rồi vậy mà vẫn không xong, cửa phòng ông, bàn của ông, đầu giường ông đều dán đầy những báo chữ to, khẩu hiệu… Nhưng ông không vì những thứ đó mà chán nản, ông lại phát biểu trên báo “Kiến thiết mới” “Nhắc lại yêu cầu của tôi”: “… Tôi đã gần 80, bìết rõ rằng một người không địch được muôn người”. Tôi tự thấy đơn thương độc mã mà chiến đấu chống trận thì chết trận là chắc chắn: nhưng quyết không đầu hàng, những người phê phán bằng cách dùng áp lực buộc phải phục tùng mà không dùng lý lẽ để thuyết phục. Ông không sợ cô đơn. Ông không sợ phê đấu vì nước nhà và vì chân lý ông không sợ bị hắt nước lạnh, không sợ vạc dầu, không sợ mất chức – ngồi tù và càng không sợ chết. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa cuối cùng ông không địch lại với số đông được. Ngày 4 tháng 1 tức mùa xuân năm 1960 Mã Dần Sơ buộc phải viết đơn xin từ chức chính thức gửi lên Bộ giáo dục lúc đó Bộ giáo dục trình lên trên rất nhanh và được Quốc vụ viện phê chuẩn. Mã Dần Sơ trả lại nhà ở của Trường Đại học Bắc Kinh, trở về số nhà 32 ngõ Tổng Bố, đông Băc Kinh. Chức uỷ viên thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của ông cũng bị mất, chỉ còn bảo lưu chức vụ uỷ viên Thường vụ Hội nghị hiệp thương chính trị toàn quốc, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá 2. Đồng thời còn một điều khiến ông lạnh người, đó là ngay quyền phát biểu về văn chương của ông cũng bị tước đoạt.

Từ đó với thời gian 20 năm, mọi ngưồi không được đọc những áng văn của vị học giả không sợ bị chèn ép này nữa. Ông bị “phê đứng, phê ngồi” “Trước cửa vắng lặng không bóng xe ngựa qua”. Điều khổ sở của ông ở chỗ: ông là người yêu Đảng Cộng san ủng hộ Đảng Cộng sản thật tâm hiến kế vì nước nhà nhưng giờ đây lại bị bãi quan mất chức, sống lạnh lẽo cô đơn. Trần Nghị đã đến thăm Mã Dần Sơ. Việc này đối với tinh thần ông là một sự an ủi lớn lao. Điều mà ông nhận được nhiều đó là sự lạnh nhạt của thế thái. Khi ông đến khảo sát ở Triết Giang năm 1962 tiếp đón ông là những bộ mặt lạnh như băng. Tuy rơi vào nghịch cảnh những trái tim của Mã Dần Sơ vẫn lo cho dân cho nước. Ông lại đến Triết Giang nắm bắt và viết bộ tư liệu tổng hợp rất đầy đủ. Ông trình lên Hội nghị thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân, nhưng báo cáo của ông không hề có trả lời. Sự liên hệ của Mã Dần Sơ với Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc như vậy là kết thúc. Năm 1963 khi ông đến Đại hội đại biểu tỉnh Triết Giang để làm kiểm thảo vấn đề dân số củà ông, lại bị cự tuyệt, tư cách Đại biểu Đại hội nhân dân của ông bị tước bỏ. Lúc này “Đại cách mạng văn hoá” chưa từng có trong lịch sử đã bắt đầu. Đầu tiên Nhà nước cử một nhân viên công tác của Hồng vệ binh đến cảnh cáo Mã Dần Sơ:

“Ông là kẻ phản động của giai cấp tư sản, học thuật quyền uy của ông đã chấm dứt, giờ đây tôi chính thức cảnh cáo ông. Mã Dần Sơ ông nghe đây: “Từ nay về sau ông nghe tôi chỉ huy, nếu dám chống lại, tôi không tha thứ cho ông đâu”.

Mã Dần Sơ một vị cao niên 80 tuổi đứng chết trân giữa hội truờng bao nhiêu lâu vẫn chưa định thần được.

Người nhân viên tạp vụ “Hồng vệ binh” đó từ đấy về sau lăng nhục chửi mắng trước mặt Mã Dần Sơ, anh ta còn thông đồng với người phục vụ không cho Mã Dần Sơ ăn cơm… Trong lòng Mã Dần Sơ quá đỗi sợ hãi. Một buổi sáng mùa đông năm 1966, Mã Dần Sơ nằm mơ thấy Hồng vệ binh đến khám nhà. Sau lễ rửa tội Mã Dần Sơ thực hiện “Phá 4 cũ” Bình hoa, đồ sứ các bạn đưa đến… bỗng chốc thành rác rưởi phải xử lý, giầy da, quần áo đều đưa vào lò đốt hết., những thư tay, chữ hoạ của các vị lãnh đạo Trần, Mao, Chu… đều vào đống lửa.

Một số tài liệu quý giá mà ông tích luỹ bao năm nay cũng đều bị thiêu trụi. Cả cuộc đời đầy nhiệt huyết của Mã Dần Sơ chỉ trong giây lát đã bị tiêu huỷ, tim Mã Dần Sơ rỉ máu. Trải qua phong ba bão táp trong thời gian dài, các nơi của Trung Quốc mưa xong trời lại sáng. Sau khi Đại hội toàn quốc Trung ương của Đảng lần thứ 3 khoá 11 kết thúc, một loạt án oan, giả, sai đều được dần dần sửa lại thay đổi. Thượng tuần tháng 2 năm 1979 sau hai mươi năm Mã Dần Sơ chịu nỗi oan, Cục chính sách văn phòng Trung ương nhận rất nhiều thư của quần chúng yêư cầu sửa sai cho Mã Dần Sơ tội của 20 năm trước. Ngày 7 tháng 4 năm 1979 tổ chức Trung ương đã gửi văn kiện đến các chi bộ tổ Đảng Bộ Giáo dục và Đảng uỷ Trường Đại học Bắc Kinh, Cho rằng năm 1959 Mã Dần Sơ do Đảng uỷ Đại học Bắc Kinh tổ chức phê phán thuộc về vấn đề học thuật, do vậy yêu cầu nghiên cứu và giải quyết vấn đề Mã Dần Sơ. Nhưng qua đi mấy tháng mà vấn đề sửa sai của Mã Dần Sơ vẫn không hề có tin tức.

Đại hội lẩn thứ 2 khoá 5 Đại biểu nhân dân toàn quốc tiến hành tháng 6 năm 1979 trong “Báo cáo công tác của Chính phử đã đưa ra chương trình công tác thứ 10 đó là: Công tác sinh đẻ có kế hoạch của Mã Dần Sơ 20 năm trước đã yêu cầu thực thi.

Nhưng Mã Dần Sơ “Người sáng lập” ra kế hoạch đó vẫn chưa được sửa sai. Công thần của lịch sử vẫn đang là “tội nhân” của lịch sử, điều đó đã khiến cho các Đại hội đại biểu trong lòng không yên. Trung tuần tháng 5, cấp tr.ên chỉ thị cho Tân Hoa xã cử phóng viên lấy tin của ông Mã Dần Sơ. Mã Bản Sơ con thứ của Mã Dần Sơ tức giận vì thấy cha mình bị người ta nhiều năm chà đạp và quên đi đã hỏi thẳng “phóng viên Tân Hoa xã đến đây làm gì?” khiến phóng viên một phen sợ hãi. Đồng thời các báo “Quang minh Nhật báo” “Văn hồi báo”… cũng xuất hiện lời kêu gọi sửa sai cho “Luận dân số mới” của Mã Dần Sơ. Ngày 21 tháng 6 năm 1979 một phóng viên Tân Hoa xã rất khâm phục Mã Dần Sơ đã để một phóng viên tài ba giàu tình cảm và đầy trách nhiệm viết ngay một báo cáo điều tra gửi ngay lên lãnh đạo Trung ương, ông xúc động trước những điều Mã Dần Sơ kể cho mình nghê những điều Mà Dần Sơ đã gặp phải, ông kêu gọi: Hãy để ông Mã lại nhìn thấy ánh sáng ban ngày. Báo cáo của ông được đưa vào tài liệu tuyệt mật đưa tận tay người phụ trách Trung ương. Đồng chí Hồ Diệu Bang và Trần Vân lập tức phê chuẩn sửa sai, Tống Nhiệm Cùng cũng phê chuẩn rất nhanh, đồng ý sửa sai thật nhanh cho ông Mã. Ngay lập tức tổ chức Trung ương, Mặt trận thống nhất Trung ương, Ban bí thư Trung ương, Bộ giáo dục, và Thành uỷ Đảng Cộng sản Bắc Kinh và Đảng uỷ Trường Đại học Bắc Kinh ra quyết định Mã Dần Sơ được triệt để sửa sai công khai khôi phục danh dự. Đám mây den trùm lên đầu Mã Dần Sơ 20 năm nay được tia nắng mặt trời ấm áp xua tan. Sự sửa sai cho ông Mã Dần Sơ đã làm trong và ngoài nước bừng lên sự hưởng ứng mãnh liệt.

VN88

Viết một bình luận