VN88 VN88

27 án oan trong các triều đại Trung Quốc

16. Bành dại tướng quân hết cách

Bành Đức Hoài là một trong mười Đại nguyên soái có công lớn trong sự nghiệp dựng nền cộng hoà nhân dân, song cuộc đời hoạt động chính trị lại ngắn ngủi: ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hơn chín năm. Bắt đầu từ Hội nghị Lư Sơn năm 1959 ông bị khép vào tội “phản động”, bị tước bỏ chức vị.

Ông như rơi xuống vực sâu khổ nạn. Ông là người có công lớn trong vịêc dựng nước, đầu tiên bị lôi ra phê bình và bức hại. Ông là một vị Đại tướng oai phong lẫm liệt, trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc ông đã tung hoành ngang dọc lập nhiều chiến công hiển hách nhưng, cuộc đời chính trị của ông trong những năm hoà bình thì lại rất bấp bênh, hết lần này chỉnh, lần sau phê, rồi lại lần này phê lần sau chỉnh, cuối cùng bị chụp mũ là “phản Đảng, phản chủ nghĩa xã hội” trong suốt hơn mười năm và bị bức hại cho đến chết. Khi lịch sử thanh minh và rửa nỗi oan sâu nặng của ông thì nắm xương tàn của ông cũng chẳng còn dấu vết Hội nghị Lư Sơn là đỉnh điểm đau khổ của cuộc đời Bành Đức Hoài. Năm 1958 trước khi Hội nghị Lư Sơn họp, sáu trăm triệu người Thần Châu hưởng ứng đường lối chung: Thực hiện cách mạng đại vọt tiến và ba ngọn cờ hồng “của công xã nhân dân”. Cuộc vận động phong trào đại nhảy vọt cuồn cuộn dâng trào kéo theo các loại gió? Chỉ tiêu cao, chống ba hoa, mệnh lệnh cưỡng bức, cộng sản v.v…

Sự việc đó giờ đây nhìn lại phong trào ngày ấy giống như trò đùa quá trớn, song lại được sự cổ vũ của đại đa số quần chúng một cách tưng bừng hồ hởi. Sản lượng tiểu mạch đang từ hơn 2000 cân bỗng nhảy vọt lên 7000 cân trên một mẫu. Sản lượng lúa nước của tỉnh Hồ Bắc đạt tới con số hàng vạn cân, sản lượng gang hàng ngày: Lỗ Sơn Hà Nam là 1000 tấn, huyện Vũ có đến 4000 tấn, Lộc Trai Quảng Tây cũng không kém đạt tới 200.000 tấn Quảng Đông cũng hằng hà sa số tới 870.000 tấn. Chẳng lẽ lại là sợ làm không được, mà chỉ sợ nghĩ không ra, “có người can đảm, đất cho sản lượng cao”? Cái gọi là “Người có can đảm” đó “chẳng qua là có can đảm nói láo, đất cho sản lượng cao” thật là một điều thần thoại kỳ quái. Hai cơn gió vọt tiến và khuyếch trương đã hợp lại, chẳng bao lâu đã trở thành cơn bão mang tính nguy hại vô cùng to lớn. Bành Đức Hoài là người đảng viên cộng sản bộc trực, chân thành nên không thể tin đất cho sản lượng lớn, con người, làm gì có lực lượng vĩ đại đến thế. Trước Hội nghị Lư Sơn ông đã đi thực tế kiểm tra khu vực Tây Bắc, và cũng về qua quê hương Hồ Nam của ông để khảo sát. Ông thấy lòng mình nặng nề, mắt ông ứa lệ, con tim ông rỉ máu trong đau khổ, nếu không kịp thời chặn đứng màn kịch hồ đồ không đúng đắn này lại hậu quả sẽ là không thể tưởng tượng nổi. Đó là sự “tả khuynh” sai lầm nghiêm trọng đang lan tràn.

Chính vì tư tưởng đắm chìm trong nỗi lo dân lo nước nên Bành Đức Hoài đã nhanh chóng viết bức thư dài quyết định vận mệnh bi thảm nửa cuộc đời còn lại của ông trong lời hiệu triệu mở Hội nghị Lư Sơn năm 1959. Bức thư đó không thua kém gì quả bom nặng cân, khiến Hội nghị Lư Sơn đang tiến hành uốn nắn “tả”, nhanh chóng chuyển thành cuồng phong bão táp “phái hữu”. Phần đầu của thư là sự khẳng định thành tích của “đại nhảy vọt” phần sau nhấn mạnh và chỉ rõ sai lầm về mặt tác phong công tác và phương pháp tư tưởng của Đảng. Nếu phong trào khuyếch trương cứ kéo dài và phổ biến sâu rộng thì uy tín của Đảng sẽ tổn thất không nhỏ, bởi tính cuồng nhiệt của giai cấp tiểu tư sản d8 đưa Chúng ta mắc sai lầm “tả” khuynh. Ca ngợi tới mức đứng trước công lao trời biển của mình, Mao Trạch Đông cũng không thể khiêm tốn được nữa, để cho chủ nghĩa độc đoán chuyên quyền cá nhân tử từ nảy nở và lớn lên. Mao cho rằng ý kiến của Bành Đức Hoài và kiến nghị của Hoàng Khắc Thành cùng một số người khác là sai lầm. Mao còn nhận định là “Cương lĩnh của kẻ cơ hội chủ nghĩa hữu khuynh” là “có mục đích”, “có tổ chức” và “có kế hoạch”. Bành Đức Hoài cùng một số người khác chẳng hiểu cơn cớ gì bị liệt vào cái gọi là tổ chức “Câu lạc bộ quân sự”. Hội nghị Lư Sơn nổi tiếng đã bị đổi gió, nó trở thành đại hội phê phán Bành Đức Hoài, kẻ cầm đầu “chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh”. Mặc dù trong thời gian Hội nghị Bành Đức Hoài đã tìm dẫn ra các biện pháp để kiểm tra lại nội dung bức thư của mình mong cố gắng biện minh cho tội danh ấy, song lúc này tất cả đều đã muộn, tất cả mọi sự cố gắng đều vô ích.

Hội nghị Lư Sơn đã khép Bành Đức Hoài tội danh “Lập vương quốc độc lập” dựng “Câu lạc bộ quân sự” và là “kẻ đầu sỏ chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh”.

Bành Đức Hoài xuất phát từ ý thức lo cho dân, lo cho nước nên đã khẩn trương nỗ lực viết báo cáo, song cũng chính từ đó mà chấm dứt cuộc đời chính trị và đại hoạ đổ ập đến với ông.

Sau Hội nghị Lư Sơn, Bành Đức Hoài bị bãi miễn chức vụ Bộ trưởng quốc phòng. Bành Đức Hoài biết rằng “ván đă đóng thuyền” nên chỉ còn biết im lặng đối mặt với sự thật tàn khốc này.

Ngay trong năm, toàn bộ gia đình ông phải rời khỏi khu nhà công đường Vĩnh Phúc ở Trung nam Hải dọn đến cửa ngõ Gia Hoa Viên Lạc thôn Quải Giáp ngoại ô tây Bắc Kinh. Có đỉều rất thú vị là thôn Quai Giáp tương truyền nơi đây thời chinh bắc nước Liêu Dương lục lang trong “Dương gia tướng” đã cởi giáp nghỉ ngơi tại nơi này. Bành Đửc Hoài một người có công trong sự nghiệp dựng nước Cộng hoà nhân dân, lập bao chiến công hiển hách thời nay cũng về đây cởi giáp quy điền.

Bành Đức Hoài liền dồn hết sức lực vào công việc đồng áng. Ông học hỏi tỉ mỉ, cần mẫn mong đạt được năng xuất để đối chửng sự phi lý hoang đường của gió khuyếch trương và ý kiến của ông chính xác. Song tất cà mọi cách đều không thể khiến Bành Đức Hoài vượt khỏi vận đen đã gặp phải.

Đúng lúc đang bị thế lực trên nén xuống, Bành Đức Hoài bị chụp chiếc mũ bẩn thỉu “nguỵ quân tử” “dã tâm gia”.v.v, con đường chính trị của Bành Đức Hoài bị chặt đứt. Điều làm ông giá buốt tâm can đó chính là sự ám ảnh của vận rủi chính trị đă khiến cho cuộc sống sinh hoạt của gia đình ông ảm đạm âm u. Ông và vợ yêu là Phố An Tu đã phải cắt đứt và chia tay nhau, cả hai bị đẩy vào sự đau khổ kéo dài.

Hòn đá quá sức nặng nề trên đầu Bành Đức Hoài: “Sửa sai cho ai, cũng không thể sửa sai cho Bành Đức Hoài. “Bành Đức Hoài, tổ chức phản Đảng Tập đoàn phản Mao Chủ tịch” “Bành Đức Hoài thông đồng vớì nuớc ngoài”… những điều áp đặt nặng nề đó đã khiến cho hai vợ chồng ông phải chịu đựng nỗi đau khổ quá lớn không thể diễn đạt nổi bằng lời.

Bành Đức Hoài lo lắng cho Phố An Tu, thực tế khó có thể chịu đựng nổi đành phải chọn cách ly hôn, đây thực là một hạ sách, giữa Đảng và Bành Đức Hoài thì Phố An Tu càng yêu Đảng hơn nên đã chọn ly hôn. Ngày chia tay hai người cùng ăn một quả lê trong những giọt nước mắt đau khổ của Bành Đức Hoài, sau khi ăn xong nửa quả lê Phố An Tu cũng đầm đìa nước mắt… Bành Đức Hoài không ăn lê vì trước lúc bổ lê Bành Đức Hoài đã nói rõ hai người không nên ăn lê. Nhưng kết cục họ không tránh khỏi sự việc đó.

Ngày 16 tháng 6 năm 1962 Bành Đức Hoài viết lá thư dài (khoảng 8 vạn chữ), gửi Mao Chủ tịch và Trung ương Đảng, ông kể lại cả quá trình công tác của mình, hằng mong điều đó sẽ giúp giảm nhẹ tội danh của mình. Ngày 23 tháng 9 năm 1965 lần đầu tiên Mao Trạch Đông ngồi nói chuyện với Bành Đức Hoài. Trong ký ức của Bành Đức Hoài vẫn nhớ như in cảnh tượng buổi nói chuyện giữa ông và Mao Trạch Đông.

Ma0 Chủ tịch:

– Tôi chờ anh từ sớm, khó ngủ quá. Chiều qua nhận được thư anh tôi mừng quá nên không ngủ được. Anh thật là người cố chấp, mấy năm không viết thư, lúc viết thì viết luôn 8 vạn chữ. Hôm nay còn có đồng chí Thiếu Kỳ, Tiểu Bình, Bành Chân cũng đến tham dự, Thủ tướng Chu còn phải tiếp Xu-các-nô do vậy không thể đến được. Chúng ta cùng bàn nhé!

Từ đây chúng ta phải xây dựng chiến lược hậu phương chuẩn bị chiến tranh. Theo tỷ lệ, tây nam đầu tư rất nhiều vật thì chiến lược hậu phương càng đặc bíệt quan trọng. Anh đi tây nam là thích hợp nhất lúc đi có thể đem theo một số binh lính để chiến đấu, đó là điều kiện giúp anh lấy lại được danh dự.

Bành Đức Hoài:

– Lúc ở Hội nghị Lư Sơn Chủ tịch có hỏi phương án quyết định của tôi như thế nào? Khi ấy tôi hứa với Chủ tịch ba điều. Chủ tịch hỏi: Ba điều đó như thế nào? Tôi đáp: 1. Trong bất cứ tình huống nào cũng không phản lại cách mạng. 2. Trong bất cứ tình huống nào cũng không tự sát. 3. Từ nay về sau công tác không làm được nữa sẽ tham gia lao động sản xuất, tự lực cánh sinh.

Chủ tịch nói:

– Hai điều sau tôi vẫn nhớ được có lẽ cái đúng thuộc về anh. Chiến lược hậu phương điều cốt yếu là khu Tây Nam, ở đó có nhiều tài nguyên, địa lý cũng thích nghi, nhiều khả năng làm được. Có lẽ đồng chí Bành Đức Hoài sẽ làm nên một chút thành tựu ở đó. Xây dựng sự lãnh đạo thống, nhất của Đảng thành lập Bộ Tổng chỉ huy, Lý Tĩnh Tuyền là trưởng, Bành là phó, và còn Trình Tự Hoa… (“Tự thuật của Bành Đức Hoài” trang 288-289 Nhà xuất bản Nhân dân Bắc Kinh).

Một tháng sau (phát biểu theo nghị định “5-16″) ngày 16 tháng 6 năm 1966 Quan Phong, Thích Bản Vũ Thành tìm hiểu Cách mạng văn hoá Trung ương đã viết một lá thư có liên quan đến Bành Đức Hoài gửi lên thượng cấp của họ là Giang Thanh, Khang Sinh, Trần Bá Đạt:

” Chúng tôi thấy rằng giao công tác này(1) cho Bành Đức Hoài là không xác đáng. Theo chúng tôi hiểu, sau khi vào công việc “ba đường lối” Bành Đức Hoài vẫn tích cực tiến hành những hoạt động không bình thường. Do vậy, chúng tôi lại một lần nữa đề xuất ý kiến, hy vọng Trung ương xem xét bãi bỏ chức vụ Phó Tổng chỉ huy “ba đường lối” của Bành Đức Hoài. Từ đó ông nhìn thấy nhiều sự việc rất thực mà Đại cách mạng văn hoá đã vạch trần.

Song đến nay Bành Đức Hoài cũng vẫn là lá cờ đen của chủ nghĩa xét lại. Để vạch trần bộ mặt xấu xa của ông ta trước quảng đại quần chúng, để thanh trừng triệt để mầm mống tai hoạ, chúng tôi mong rằng Trung ương cần phải xem xét, lựa chọn điều kiện thích hợp công bố trước quần chúng hoạt động tội ác phản Đảng phản Xã hội chủ nghĩa của Bành Đức Hoài. Bởi vậy cuộc đấu tranh giành quyền lực này là cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng, là cuộc đấu tranh mà chúng ta lật đổ chính quyền phản động từng bộ phận, ở từng địa phương cho nên chúng ta phải giành lấy thời cơ.

Thế là từ nay Bành Đức Hoài bắt đầu sống chuỗi ngày đau khổ trong cuộc sống đen tối mịt mùng, chẳng dễ gì có được những ngày trong sáng phẳng lặng. Chu Ân Lai chuyển tin dữ của tây nam có liên quan đến Bành Đức Hoài tới Mao Trạch Đông. Chu Ân Lai e rằng sẽ có chuyện bất trắc xảy ra với Bành Đức Hoài nên lập tức điện báo cho lãnh đạo xây dựng tây nam, Quân khu Thành đô, Khu vệ binh Bắc Kinh và “cờ hồng” Bắc Hồng.

“Đồng chí Bành Đức Hoài sẽ trở về Bắc Kinh. Song phải nghiêm chỉnh chấp hành ba điều sau.

1 Hồng vệ binh và bộ đội cử người hộ tống đồng chí Bành Đức Hoài đến Bắc Kinh, dọc đường không cho phép ai dừng lại, không được có lời nói hành vi nào lăng nhục đồng chí ấy, tuyệt đối bảo vệ an toàn cho đồng chí Bành Đức Hoài.

2. Không cho phép đi máy bay, mà phải đi bằng tàu hoả đến Bắc Kinh do Quân khu Thành đô trực tiếp liên hệ.

3. Bộ đội vệ binh Bắc Kinh cử người chờ đón tại ga Bắc Kinh đồng thời phụ trách sắp xếp việc học tập và sinh hoạt cho đồng chí Bành Đức Hoài.

Các đơn vị phải tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành việc bảo đảm an toàn cho đồng chí Bành Đức Hoài. Các đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Trung ương về tính mạng của đồng chí Bành Đức Hoài.

Đêm ngày 25 tháng 12 năm 1966 dưới sự hộ tống của Hồng vệ binh và Quân khu Thành đô Bành Đức Hoài được đưa lên toa giường mềm rời Thành Đô về Bắc Kinh. Đúng lúc bộ đội khu vệ binh Bắc Kinh thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chu đến sân ga đón Bành Đức Hoài thì một đám Hồng vệ binh nhận mật lệnh của Giang Thanh, Thích Bản Vũ ào ào xông lên tiếp thẳng vào toa giường mềm với ý đồ bắt Bành Đức Hoài. Chu Ân Lai đã dùng lời lẽ nghiêm túc phê bình Giang Thanh, Thích Bản Vũ đồng thời quyết không để lũ lâu la của họ lôi Bành Đức Hoài đi. Cuối cùng Giang Thanh, Thích Bản Vũ bất đắc dĩ phải đồng ý cho ba nhóm “trời” “đất” và vệ binh khu Bắc Kinh “có” Bành Đức Hoài. Giang Thanh – Một bọn lợi dụng cháy nhà đến “hôi của”, sự vui mừng hiện rõ trên bộ mặt. Giang Thanh tròn xoe mắt nhìn Thích Bản Vũ: “Giờ đây chính là lúc chiến đấu, Thích Bản Vũ, anh là người thông minh, chỉ huy mưu lược, chờ khi Đại cách mạng văn hoá thắng lợi: chúng tôi sẽ luận công trọng thưởng, phong cho anh cấp tướng, phong cho anh Nguyên soái” Dã tâm lang sói của chúng đã phơi bày ra hết ! Như vậy quân hiệu của Thích Bản Vũ đã nhanh chóng thành “Thích Nguyên soái”. Song cuối cùng thì bàn tay đen tối hung dữ và tàn bạo cũng sẽ bị lưỡi rìu sắc của chính nghĩa chạt đứt. Năm 1979 lúc bị thẩm vấn “Thích Nguyên soái” ủ rũ, thần sắc buồn bã chẳng còn nét nào thể hiện giống những ngày bức hại Bành Đức Hoài: “Bành Đức Hoài trong thực hiện “Ba đường lối” là do tôi sai học sinh đi Tứ Xuyên móc nối đưa anh ta về Bắc Kinh. Ý kiến chỉ đạo lúc đó là của Giang Thanh, chủ trương này là của Khang Sinh” Ngày 26 tháng 12 năm 1966 Thích Bản Vũ báo cáo lên Giang Thanh:

“Bành Đức Hoài đã bị Hồng vệ binh bắt rồi, khoảng một, hai ngày nữa sẽ giải về Bắc Kinh. Học sinh Bắc Kinh đã chuẩn bị sẵn sàng đấu tranh”.

Chính lúc đó họ ra tay chuẩn bị ẩu đả lớn thì có sự can thiệp của Chu Thủ tướng nên Bành Đức Hoài vẫn được đảm bảo an toàn. Bầu máu nóng, Hồng vệ binh được coi là không, vậy mà họ còn không kiên nhẫn được. Kể từ đó Bành Đức Hoài bị Hồng vệ binh lôi đi công khai phê bình đấu tranh. Tuy rằng cảnh tượng này chẳng kéo dài được bao lâu, bọn “Tiểu tướng cách mạng” độc ác dã man ghê gớm này cũng bị sớm trừng trị.

Ngày 1 tháng 1 năm 1967 Bành Đức Hoài nằm trong tình cảnh đầy nguy hiểm, đã viết một lá thư nói rõ hoàn cảnh bi thảm hiện nay của mình với Mao Trạch Đông:

“Chủ tịch: Người lệnh cho tôi là thành viên phụ trách xây dựng “ba đường lối”, ngoài việc đảm nhận phó chủ nhiệm thứ ba ra còn phải gánh vác công việc khác để hoàn thành ước vọng của Người.

Đêm ngày 22 tháng 12 (tức 27 âm lịch), tôi bị Hồng vệ binh Học viện Hàng không bắt tại Thành Đô đưa về tạm giữ tại một bộ phận của Thành Đô.

Ngày 23 (tức ngày 25 âm) tôi được chuyển giao cho Hồng vệ binh địa viện Đông Phương Hồng ở Bắc Kinh. Ngày 27 áp giải đến Thủ đô, hiện tôi bị giam giữ dưới sự giám sát của Hồng vệ binh và bộ đội cảnh vệ Trung ương. Xin gửi lời chào trân trọng đến Người! Chúc Người vạn thọ vô cương!”.

Bành Đức Hoài trong chuỗi ngày chờ đợi lời phúc đáp của Mao Trạch Đông, đêm ngắm trăng, nhìn sao, ông viết một câu thơ! “Ai dám tung hoành ngang dọc bằng ta Bành đại tướng quân”.

Song sự chờ đợi đằng đẵng đã 8 năm và còn kéo dài đến lúc ông từ biệt thế giới này…

Mùa xuân năm 1967 Bành Đức Hoài bị rơi vào cái bẫy đau lòng khó có thể tưởng tượng nổi, chính vì thế mà nỗi giầy vò, đau khổ cứ kéo dài âm ỉ mãi trong ông. Tết Nguyên đán vừa qua. Diêu Văn Nguyên kẻ thối tha đã đăng (phát biểu) trên “Nhân dân Nhật báo” bài đánh giá phản cách mạng “Hai mặt của phái Dương Chu”. Hồng vệ binh đã sắp xếp âm mưu nên buộc Bành Đức Hoài phải viết ra nhận xét sau khi đọc “Cảm nhận sau khi đọc nhận tội” tác phẩm lớn có tiếng của Diêu Văn Nguyên.

Bành Đức Hoài và Diêu Văn Nguyên vốn không hề hiểu biết gì về nhau nên không rõ Diêu Văn Nguyên là loại mặt hàng nào.

“Diêu Văn Nguyên nói về văn chương là quyền tự do của anh ta, tôi viết hay không viết là quyền tự do của tôi”.

Đối với loại văn chương không đáng một xu ấy, Bành Đức Hoài không thèm ngó ngàng tới.

Bị Hồng vệ binh từng bước dồn ép Bành Đức Hoài không còn né tránh được, ông miễn cưỡng cầm bút viết cho Diêu Văn Nguyên một bức thư kiên quyết:

“Đồng chí Diêu Văn Nguyên:

Đọc xong bài viết “Đánh giá phản cách mạng hai mặt của phái Chu Dương” đăng trên “Nhân dân Nhật báo” ngày 3, các đồng chí Hồng vệ binh yêu cầu tôi có thái độ với một đoạn trong bài đó, nếu như tự cho mình là chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, tập đoàn phản Đảng, đã đưa ra cương lĩnh không đầu không cuối của chủ nghĩa xét lại, mưu toan lật đổ sự lãnh đạo của Trung ương Đảng đứng đầu là Mao Trạch Đông, đưa đất nước vào con đường đen tối của chủ nghĩa tư bản, nếu tuyên truyền như vậy mà có lợi thì cứ tuyên truyền đi. Còn nếu muốn thực sự cầu thị một chút thì tôi có thể cung cấp thêm một ít tư liệu”.

Bức thư của Bành Đức Hoài vô tình trở thành “chứng cứ nhận tội” mới, thế là hồ sơ của Bành Đức Hoài lập tức bị chuyển sang tổ chuyên án.

Bành Đức Hoài phải viết ra bốn loại tài liệu theo yêu cầu và sắp đặt của Hồng vệ binh: “Khơi nguồn tư tưởng” “Sai lầm của vấn đề xây dựng quân đội” “Đánh giá quá trình quân hàm” “Tại sao Lư Sơn lại viết thư gửi Mao Chủ tịch”. Khang Sinh vừa nhìn thấy tài liệu liền hạ bút phê: “Tài liệu mà Bành Đức Hoài viết một lần nữa tấn công vào Đảng, gửi ngay tài liệu lên Mao Trạch Đông, Bí thư Lâm và Thủ tướng duyệt”.

Mao Trạch Đông xem xong tài liệu chỉ thị:

“Sau khi Lâm, Chu duyệt xong chuyển đồng chí Khang Sinh làm án”.

Hồng vệ binh bới móc căn vặn đưa ra vấn đề Cao Lam, Nhiêu Thấu Thanh và “Câu lạc bộ quân sự”, vu cho Bành là tướng của tập đoàn phản Đảng.

Cao, Nhiêu, buộc Bành phải viết ra tài liệu của “Câu lạc bộ quân sự”. Bành Đức Hoài tức giận sùi bọt mép, đấm mạnh lên bàn quát to: “Giết chết cũng không thể có”. Trong lòng Bành Đức Hoài bị giày vò, về tinh thần cuộc sống sinh hoạt lại bị coi thường, bộ quần áo cũ mặc trên người là bộ đồ lót mang đến từ Thành Đô. Thần kinh ông bị giày vò kéo dài, lại thêm thời gian trong hầm mỏ của chiến tranh Triều Tiên nên bệnh viêm da đã tái phát (đôi chân tầng tầng lớp lớp lở loét nhầy nhụa) khiến cho chiếc áo lót thấm đầy vết máu. Bệnh tật hành hạ ông, lại còn phải ở trong căn phòng âm u ướt át, lạnh lẽo, quần áo chẳng có để thay mặc thấm đầy máu, quần thủng bảy, tám lỗ dù bông trắng lòi ra từ chỗ thủng như những bông hoa trắng… Ngày 6 tháng 3 Bành Đức Hoài và một số người “Phạm tội” bị dẫn giải sang căn nhà tạm (cách chỗ năm gốc tùng không xa) của bộ đội vệ binh khu thôn La Đạo, cửa lớn có vệ binh canh gác, cửa phòng của Bành Đức Hoài có một tiêu binh canh giữ luôn để mắt và ghi lại “Nhất cử nhất động phản cách mạng”của Bành Đức Hoài. Trong phòng ông không có lấy một tên tiêu binh, đối với việc quản thúc ông giờ đây vô cùng nghiêm ngặt.

Bành Đức Hoài nghĩ thầm: “Ta hiểu rồi, đây không phải là phòng của doanh trại mà là phòng làm việc đây”. Mùa đông buốt lạnh ghê gớm mà Bành Đức Hoài vẫn mặc bộ quần áo bông cũ, thủng, rách nát mà chẳng có quần áo để thay nên, ông đã trộm được cái kim của lính tiêu binh để tự vá lại những chỗ thủng, rách. Nhìn ông lúc ấy ai mà chẳng não lòng. Ngày 1 tháng 4 Bành Đức Hoài đang tràn đầy hy vọng viết thư gửi lên Mao Trạch Đông thì trên mặt báo đã đăng đầy tin tức đổi trắng thay đen của kẻ giấu tên nào đó, nói ông hồi ở tây nam đã biện bạch với Mao Trạch Đông về phương án hoạt động lật đổ của ông: “Tôi đến tây nam đợt đầu bảy tháng, đã đi khoảng 20 huyện thị 15 khu, xí nghiệp mỏ (Vân Nam vẫn chưa đi) mục đích chính là thu thập ít tài liệu để làm một số đề tài nghiên cứu, nhằm nâng cao kiến thức của cá nhân tôi về mặt này, đồng thời đề xuất để Lãnh đạo xem xét, ngoài ra tôi không có ý đồ gì khác”. Thế là Bành Đức Hoài mong thấy mặt nước hồ thu êm ả thì chỉ có than thở với sóng trào đại dương: Mao Chủ tịch không trả lời ông. Buổi tối ngày 20 tháng 4 Bành Đức Hoài lại viết thư cho Thủ tướng Chu, ông nói: “Những mảnh vỡ của quặng mỏ Thạch Miên, Tứ Xuyên được chất đầy bờ nam, mất mát cũng đã nhiều, những mảnh quặng này có thể làm phân canxi, phân ba-zơ, phân lân, loại phân này cho hiệu quả cao, tôi sợ rằng sự việc này bị gác lại”.

“Vốn việc rất nhỏ không nên làm phiền đến Thủ tướng song tôi chẳng biết nên nói với ai, vậy mong Thủ tướng lượng thứ, tiện đây xin chúc ngài mãi mãi khỏe”.

Ngày 24 tháng 5 năm 1967, Nhân dân Nhật báo lại đăng bài phát biểu dài của “Thích Nguyên soái, bừng bừng khí thế nói về cương lĩnh xây dựng quân đội của giai cấp vô sản trong đại cách mạng văn hoá. “Mao Chủ tịch nói chuyện tại Đại hội Văn nghệ ở Diên An”, lại một lần nữa quạt gió âm đốt lửa quỷ: “Một số phần tử theo chủ nghĩa xét lại trong nội bộ Đảng đang ủng hộ một nhóm đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Hội nghị Lư Sơn đã bãi bỏ chức vụ của Bành Đức Hoài và một số người thuộc phần tử chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, âm mưu lật đổ chính quyền với ý đồ khuấy động người khác cùng theo chúng tiến hành lật đổ cách mạng giành lại chính quyền”. Những người đó là Bành Chân, Lục Đinh Nhất, Chu Dương, Lâm Mặc Hàm, Phục Diễn, Điền Hán…

Trong việc ghi lại của tiêu binh thì tất cả những phản ứng của Bành Đức Hoài khi đọc bài phát biểu của “Thích Nguyên soái” đều được ghi lại đầy đủ tỉ mỉ:. Ông ta đọc đến đoạn cuối liền gạch một đường, giọng ồm ồm, quẳng mạnh tờ báo sang một bên, nằm lên giường hát bài “Quốc tế ca”… Bầu máu nóng đang sục sôi, quyết đấu tranh vì chân lý.

Nhóm Giang Thanh lại dấy lên cao trào. Phát hiện lớn, phê phán lớn, đấu tranh mạnh Đảng phái cách mạng của giai cấp vô sản trong phạm vi toàn quốc” giành chính quyền mọi mặt. Đương nhiên Bành Đức Hoài không thể “lọt lưới” được.

Giang Thanh mật lệnh cho “Thích Nguyên soái, ngầm giúp Cơ Nghị yêu cầu ông ta ra lệnh cho Hàn ái Xương của Hàng không Bắc Kinh “Hồng kỳ”, nhận “nhiệm vụ chiến đấu”. “Các anh phải khép tội Bành Đức Hoài là phản lại Mao Chủ tịch, buộc ông ta phải cúi đầu nhận tội. Nếu ông ta không thành khẩn lại tỏ thái độ, các anh không nên khách khí với ông ta”.

Giang Thanh vốn mang trái tim phục thù mãnh liệt, giờ đây đã có thời cơ làm mưa làm gió.

Bà ta lên gân lên cốt nói: “Bành Đức Hoài được an dưỡng trong khu vệ binh đã quá béo tốt rồi, trước đây chưa dám một lần công khai phê phán, nay đưa ông ta ra phanh phui hết những điều xấu xa ra?”.

Ngày 18 tháng 7 năm 1967 tổ chuyên án vụ Bành Đức Hoài vui mừng phát cuồng đón nhận “Lời tổng động viên chiến đấu” của “Thích Nguyên soái”: “Rắn độc đã cứng lại, nhưng nó chưa chết hẳn. Bành Đức Hoài chỉ là con hổ giấy giết chết người không nhắm mắt. Bành Đức Hoài là kẻ quân phiệt. Không nên nhìn cách ăn mặc mà thương xót ông ta, giống như con hổ dữ phải chết. Thực tế nó chưa chết là do sự gắng gượng của bản năng. Động vật, côn trùng đều có bản lĩnh bảo vệ mình, lẽ nào dã thú ăn thịt người loại này không bị đánh gục nó xuống đất, phải chà đạp lên nó”

Ngày 19 tháng 7 mở đầu cuộc phê đấu Bành Đức Hoài bằng “thượng cẳng chân hạ cẳng tay”.

Bọn bồi thẩm hỏi Bành: “Anh có phản lại Mao Chủ tịch không? “Tôi không phản Mao Chủ tịch, với Mao Chủ tịch tôi không có gì để nói” Câu trả lời của Bành Đức Hoài vừa dứt, bọn cốt cán làm loạn không chịu nổi, nổi xung dang tay đấm mạnh Bành Đức Hoài, khiến tấm thân tàn tạ suy nhược của ông bị hất ra phía sau mấy bước, từ từ đổ xuống mặt đất. Một đám Hồng vệ binh bu lại nhằm đầu, thân thể ông liên tục đấm đá thục mạng. Đột nhiên một tên Hồng vệ binh cao to lực lượng bồi vào ngực ông quả đấm trời giáng khiến ông tối tăm mặt mũi, lảo đảo lao đầu vào bàn trong phòng học của Học viện Hàng không Bắc Kinh, sau đó đổ sập xuống nền xi màng vang lên tiếng động lớn trong phòng học. Bành Đức Hoài giáng chịu sự đau đớn hét lên: “Chúng mày đối xử như vậy với con người gần 70 tuổi này ư?”. Đối với nạn dịch đánh Bành Đức Hoài đang sục sôi thì tất cả những điều đó chàng giải quyết được gì. Bành Đức Hoài liên tục bị bọn “tiểu tướng” lôi ra, đánh gục, đánh ngã, lại dựng dậy đánh tiếp cứ như thế như trò chơi với một đồ vật vậy. Sau đó một tên cao to mặc áo da nhằm vào Bành Đức Hoài lúc này đã bị đánh tới máu chảy đầm đìa tung cú song phi vào ngực Bành Đức Hoài, ông “nấc” nhẹ và ngất lịm đi.

5 giờ 15 chiều khi Bành Đức Hoài bị đánh tới mức nửa tỉnh nửa mê mới bị lôi về “phòng giam” và suốt đêm bị ép buộc viết “Lời nhận tội”. Hôm sau vì Bành Đức Hoài bị trọng thương nên phải đưa đến viện 267 để kiểm tra: Mặt trước phần ngực qua X quang đã phát hiện: l) Đoạn giữa xương sườn thứ 5 trái bị gẫy, 2) Cuối xương sườn thứ 10 trái nghi gãy không còn, 3) Cơ hoành cách trái có chứa dịch (máu) 4) Phổi trái, dưới đáy phổi không làm việc.

Tình cảnh bi thảm đó do Hồng vệ binh khu báo lên “Trung ương cách mạng”: “Hôm qua Học viện Hàng không Bắc Kinh mở một Hội nghị nhỏ gồm 30 – 40 người tham gia đấu tố Bành Đức Hoài. Trong Hội nghị có đánh Bành Đức Hoài gục 7 lần, họng nát, phổi bị nội thương một chút, ngày mai lại tiếp tục”.

Viên Tư lệnh khu vệ binh Bắc Kinh báo cáo Thủ tướng Chu Ân Lai tình trạng thương tật của Bành Đức Hoài và gửi kèm phim chụp ngực. Chu Ân Lai biết thực trạng như vậy đã phê bình Khu vệ binh không làm hết trách nhiệm, đồng thời chỉ thị đưa Bành Đức Hoài đi khám bệnh, báo cáo rõ tình hình điều trị của ông cho Chu Ân Lai. Từ nay về sau khi lãnh đạo Trung ương chưa có lệnh không ai được phê đấu Bành Đức Hoài. Vệ binh khu phải tuyệt đối đảm bảo an toàn tính mạng của Bành Đức Hoài.

Ngày 20 tháng 7 năm 1967 đã nổ ra cuộc tuần hành của mấy chục vạn quân và dân bao vây mặt trước Vũ Hán nơi làm việc của Vương Lực, thành viên tiểu tổ “Trung ương cách mạng”, bởi vì quảng đại quần chúng và binh lính sỹ quan đều không bằng lòng với sai lầm cực đoan hữu khuynh của “Trung ương cách mạng”, sự kiện (20 tháng 7) của Vũ Hán đã chấn động toàn quốc. Sự kiện này nổ ra vào ngày thứ hai sau ngày Bành Đức Hoài bị đánh trọng thương Lâm Bưu động viên quần chúng đã đưa ra khẩu hiệu “Nắm lấy những phần tử trong nội bộ quân đội”, thế là Bành Đức Hoài sau bao năm phạm tội nay bị cuốn theo dòng nước ngược: bọn phản động vô tình trở thành đại biểu của “phần tử nội bộ quân đội”. Các tờ báo trên toàn quốc khua chiêng gõ trống dấy lên “cao trào phê Bành”.

Những năm cuối đời, thân thể, con tim của Bành Đức Hoài phải chịu sự tàn khốc lớn lao như vậy Một người đã đổ máu chiến đấu cho sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân, cống hiến cho sự nghiệp mở nước với những chiến công hiển hách, kể từ ngày 26 tháng 7 năm 1967 đã trở thành “đạo cụ” không thể thiếu của bọn tạo phản, thay phiên nhau diễn những vở kịch kinh hồn bạt vía. Học viện Hàng không Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Sư phạm Bắc Kinh, các tổng bộ phận giải phóng, Uỷ ban khoa học quốc phòng, Thông tấn xã Nhân dân Nhật báo, các cơ quan trực thuộc Không quân, không quân tại học viện Thủ đô, các đơn vị văn thể… mấy chục cơ quan, đơn vị liên tục “Phê đấu” tất cả 7 lần “diễu hành”, thanh thế rất lớn, 6 lần tập trung với quy mô hàng vạn người. Vì quân đội mà Hoàng Khắc Thành, Trương Văn Thiện, Đàm Chính, Trương ái Bình, Tiêu Hướng Vinh, Liêu Hán Sinh… đã làm nên những chiến công lừng lẫy cũng bị lôi vào “cùng đấu”. Trước sự chăm chú của hàng trăm con mắt quần chúng, trước sự đánh đập, làm nhục dã man vô nhân đạo, Bành Đức Hoài không cam chịu nhục, ông đứng thẳng, ngẩng cao đầu. Và vì thế sự hèn hạ đã lên cao độ, tức tối không kiềm chế được, một bọn 5 tên to cao lực lưỡng thô thiển nhảy vào ấn đầu ông và bẻ quặt hai tay ra phía sau, khiến cho lão tướng thất tuần mấy lần ngất lịm đi.

Đêm 15 tháng 8 năm 1967 trong nhà tù vang lên tiếng loa truyền tin “Nghị quyết lần thứ 8 của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 8 về vấn đề tập đoàn phản Đảng do Bành Đức Hoài cầm đầu”.

Ngày hôm sau “Nghị quyết” đã đăng tải trên “Nhân dân Nhật báo” cùng xã luận “Bành Đức Hoài khó trốn tội, tạp chí “Hồng kỳ” phát biểu bài xã luận từ thất bại của Bành Đức Hoài đến sự phá sản của tập đoàn Hách Lỗ Hiểu Phu Trung Quốc.

Báo “Giải phóng quân” phát biểu bài xã luận “Nghị tướng thừa dũng khí truy đuổi bọn giặc cùng đường”. Thế là toàn quốc lại lần nữa dấy lên phong trào phê Bành. Các đơn vị thực hiện phê Bành giống như cuộc bán đấu giá, tranh tranh, cướp cướp lôi kéo Bành Đức Hoài đi phê đấu.

Vì lúc đó Tạ Phúc Tri uỷ viên cục Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, thành viên “Cách mạng văn hoá Trung ương” phó Thủ tướng Quốc vụ viện lần lượt hạ bút huy động tự mình sắp xếp thứ tự cho các đơn vị “phê đấu” Bành Đức Hoài. Cứ như vậy từ đầu đến cuối năm 1967 mấy chục đơn vị, quân khu Bắc Kinh, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh quân binh chủng… tiến hành 12 lần đại hội gồm hàng vạn người phê đấu Bành Đức Hoài. Thay phiên nhau lên án Bành Đức Hoài con người đã 69 tuổi trong sự tàn khốc, độc ác cùng với những cuộc đấm đá ngấm ngầm của những nhóm bí mật…

Khí thế “phê đấu” của năm 1967 tạm lắng xuống thì những cuộc thẩm vấn khốc liệt của năm 1968 lại kéo đến. Muốn làm rõ tội danh “Bành Đức Hoài là Đảng viên giả” liên lạc với nước ngoài “cùng sắp đặt âm mưu với Hách Lỗ, Hiểu Phu”, vẫn dùng phương pháp lần lượt thẩm vấn, lật đi lật lại~, mỗi ngày bắt đầu thẩm vấn từ 7 giờ tối đến 3 giờ sáng hôm sau, cứ như vậy đã khiến cho Bành Đức Hoài rơi vào trạng thái mê mê tỉnh tỉnh, thân thể rã rời, sức cùng lực kiệt. Ngày 26 tháng 1 năm 1968 trong “Nhật ký của tiêu binh”đã viết Bành Đức Hoài từ nơi thẩm vấn trở về như sau: “đi xiêu bên nọ vẹo bên kia, ngất ngất ngưởng ngưởng, thần kinh trong trạng thái hôn mê”. Càng dã man hơn, có thời gian thẩm vấn viên cho gọi Bành Đức Hoài vào lúc 2 giờ 30 thay nhau thẩm vấn một mạch đến 1 giờ sáng hôm sau. Thẩm vấn viên có thể thay thế nhau ăn uống, nghỉ ngơi. Còn “phần tử phản cách mạng” Bành Đức Hoài thì dù thân tàn lực kiệt, bụng rỗng không vẫn phải quay đi, quay lại kéo dài đến 11 tiếng đồng hồ. Truớc sự lạm dụng uy lực đầy đố kỵ ác độc của tổ chuyên án, Bành Đức Hoài vẫn quang minh chính đại, đầy khí phách chính nghĩa, không bị khuất phục. Ông chịu đựng tất cả những điều khó chịu nhất, ngọn lửa tức giận bốc lên, ông đập bàn mắng lại bọn thẩm vấn viên, ông nghiêm khắc lấy chính nghĩa đập lại những điều ong tiếng ve mà chúng hàm hồ trói buộc cho ông.

Tháng 3 năm 1968 Hoàng Vĩnh, kẻ thân tín của Lâm Bưu đã mượn danh tổ trưởng tổ hành sự Quân uỷ Trung ương tiếp nhận vụ án Bành Đức Hoài. Trải qua thẩm vấn tàn khốc kéo dài 10 tháng trời móng vuốt của Giang Thanh lại giở ra thủ đoạn hiếm thấy trên thế gian này, đã đưa ra:

“Báo cáo thẩm tra vấn đề tư thông với nước ngoài trong đó có liên quan đến Bành Đức Hoài”. Ngày 18 tháng 9 họp báo nêu ra: “Bành Đức Hoài công nhận ông ra nước ngoài là phản đối Mao Chủ tịch nhằm hạn chế dư luận quốc tế, đồng thời tranh thủ, sự giúp đỡ của tập đoàn Hách Tu, trên cơ sở đó để cướp Đảng, cướp nước, cướp quyền Mao Chủ tịch, lật đổ chuyên chính vô sản, thực hiện mục đích đèn tối giành lại chính quyền, tiến hành con đuờng tư bản chủ nghĩa”. Thật là một sáng tác quá sức thối tha của kẻ ngậm máu phun người. Ngày 25 tháng 8 năm 1968 Bành Đức Hoài cùng với số “tà phạm” được đưa từ thôn La Đạo về giam ở Viện Thâm phòng. Ông hy vọng vào “Đại hội 9” của Trung ương sẽ đem ánh sáng mặt trời rạng rỡ sưởi ấm cơ thể giá buốt của ông, song hy vọng đó của ông quả thật vô cùng “ngây thơ”. Tình hình “Đại hội 9” mà ông được biết số uỷ viên Trung ương của “Đại hội 8 vào “Đại hội 9” không quá 1/2. Tiêu binh đã ghi lại phản ứng của ông: “Khóc bốn lần”, suốt từ 11 đến 14 tháng 9 liên tục bốn đêm hầu như không ngủ. Sự sống chết của Bành Đức Hoài trong tay lũ tiểu nhân vô liêm sỉ. Ngày 2 tháng 7 năm 1970 dưới sự đôn đốc của Giang Thanh “Tổ chuyên án Bành Đức Hoài “đã” nghị án: “Tước bỏ tất cả chức vụ Đảng của Bành Đức Hoài, vĩnh viễn khai trừ khỏi Đảng, bị tù không kỳ hạn, tước bỏ quyền công dân suốt đời”!.

Tháng 9 năm 1972 do Lâm Bưu bị rơi máy bay chết, lãnh đạo tổ chuyên án Bành Đức Hoài, kẻ đồng mưu với Lâm Bưu là Hoàng Vĩnh Thắng bị bắt. Ý đồ thực hiện dưới sự thao túng của Hoàng Vĩnh Thắng xử phạt Bành Đức Hoài chịu hình phạt tù không kỳ hạn đã không được thực hiện.

Ngày 5 tháng 1 năm 1972, do sự quan tâm của Thủ tướng Chu Ân Lai, Bành Đức Hoài, Hoàng Khắc Thành và 24 “tội phạm có án” được áp giải đến Trường cán bộ Chính pháp của Hạ Hưng đất Mộc Tê bên bờ sông Vân Hà. Từ sớm cơm nước có phần được cải thiện, thái độ của tiêu binh có phần nhẹ nhàng hơn một chút. Song vẫn còn một vấn đề gây khó khăn cho Bành Đức Hoài: không ngờ tổ chuyên án nói mò rằng Mao Ngạn Anh không phải bị máy bay Mỹ bắn chết mà là do Bành Đức Hoài cố ý hại chết! Việc này đối với Bành Đức Hoài thật bất ngờ, như bị sét đánh giữa lúc trời nắng? Có những kẻ đặt điều bôi đen sự thật như vậy khiến trong lòng Bành Đức Hoài đau đớn như dao cắt.

Những điều tuần binh đã ghi lại: Lúc Bành Đức Hoài trở về tâm trí mơ hồ, đi lạc đường, lính tuần tra gọi ông đứng lại, đưa ông về phòng. Ông đổ ngay xuống giường và mê man bất tỉnh, đầu ông rơi xuống làm mẻ cả miếng gỗ giường” lúc tuần binh đỡ ông ta dậy Bành Đức Hoài giọng đầy nước mắt nói “Tôi không nhận rõ anh là ai rồi”.

Căn cứ vào tài liệu thống kê chưa đầy đủ từ ngày 21-6-1967 đến cuối năm 1971 Bành Đức Hoàì đã chịu hơn 200 lần thẩm vấn tàn khốc và dày vò?

Ông là trang hảo hán cứng rắn đến thế mà đã biến thành ông gìà yếu đuối sắp tàn hơi, từ anh hùng “đội trời đạp đất” bị hành hạ thành con người bệnh tật như ngọn nến sắp lụi tàn trước cơn gió nhẹ.

Ngày 17 tháng 3 năm 1972 theo kết luận của bác sĩ, qua xét nghiệm máu của Bành Đức Hoài “sức khỏe bình thường” nhưng thực ra ông đã có triệu chứng của bệnh ung thư. Ông thường xuyên tiểu tiện ra máu, đại tiện ít, mất ngủ là chuyện thường tình như cơm bữa. Ngày 10 tháng 4 năm 1973 ông đi ra máu quá nhiều, tại sở giam, ông liên lạc với bệnh viện ngoại phụ để đưa ông cấp cứu, bệnh viện thản nhiên từ chối, lại liên hệ với bệnh viện quân đội khu vệ binh cũng bị khước từ, cứ như thế suốt 7 ngày ông ra máu rất nhiều. Cuối cùng Bành Đức Hoài bị đưa vào bệnh viện Tổng bộ quân giải phóng (quân y 301) đến người chẩn bệnh thứ 9 mới chẩn ra bệnh, qua chẩn đoán ông bị ung thư ở giai đoạn muộn rồi. Ngày 18 tháng 4 năm 1973 Bành Đức Hoài không muốn ở bệnh viện 301. Song vì ông đi ngoài ra quá nhiều máu, bệnh tình quá trầm trọng nên trại giam chỉ còn cách đưa ông đến bệnh viện. Bành Đức Hoài với bộ mặt trắng bợt miễn cưỡng nói với người lính đã suốt thời gian dài canh giữ ông một câu “tạm biệt”, hình như để kết thúc 6 năm 3 tháng 23 ngày của cuộc đời “tù phạm vĩnh viễn rời xa những bức tường bố trí dày đặc lưới thép”. Chu Ân Lai chỉ thị phải để Bành Đức Hoài ~tại ngoại chạy chữa~ song chỉ thị của ông chẳng ai thèm nghe. Ngoài cửa phòng bệnh nhân đã có tiêu binh đứng gác, sự thật Bành Đức Hoài vẫn là “phạm nhân” chẳng qua chỉ là sự thay đổi chỗ ở mà thôi. Tới ngày 23 tháng 4 năm 1973, cháu gái của Bành Đức Hoài là Bành Mai Khôi mới được gặp người bác thân yêu xa cách đă 7 năm, trong lòng cô rất đau khổ và chua xót vô cùng, cô muốn gọi một tiếng Bác nhưng như có vật gì chẹn lại nơi yết hầu, cô không cất lên lời được.

Bành Đức Hoài đưa bàn tay khẳng khiu thô ráp nắm chặt lấy tay Bành Mai Khôi. Cái nắm tay đó còn hơn ngàn vạn lời nói! Lúc cháu gái từ biệt ra về, Bành Đức Hoài suy nghĩ có điều gì sơ ý làm liên luỵ đến cháu gái, nhìn cháu lờ mờ qua nước mắt ông nói: “Về nhé, từ nay về sau đừng đến thăm bác, kẻo ảnh hưởng đến công tác”. Chu Ân Lai biết tin Bành Đức Hoài bệnh tình nghiêm trọng đã chỉ thị cho Chủ nhiệm bộ môn châm cứu của Trung Nam Hải tăng cường cho quân y 301 giúp Bành Đức Hoài trị liệu, song bệnh tình của ông ngày càng xấu đi.

Năm 1974 Tết Nguyên đán, Hiến Từ lại lôi Bành Đức Hoài ra phê phán trên “Nhân dân Nhật báo”. Qua hai lần hoá liệu Bành Đức Hoài bị liệt nửa người, cuộc sống lúc này chính mình không thể giải quyết cho sinh hoạt của mình được nữa.

Lúc này tổ chuyên án mới cho phép Bành Mai Khôi ngày chủ nhật vào trông nom Bành Đức Hoài.

Trong bài viết của Bành Mai Khôi “Hồi ức thấm đầy nước mắt” ta thấy hoàn cảnh của Bành Đức Hoài vô cùng bi thảm: “Khi chúng tôi đến thăm, ông dùng tất cả sức lực của mình mà cũng không ngồi dậy được. Ông nằm trên giường đau đớn nói: “Làm sao bây giờ? Làm sao bây giờ? Tôi liệt rồi, tự mình không thể lo liệu cho chính mình được rồi, mà bản án của tôi vẫn chưa được làm rõ à?

Tháng 6 năm 1974 những cơn đau dữ dội khiến Bành Đức Hoài gầy rộc đi, chìm đắm vào những cơn mê sảng. Ông muốn bắt tay với hộ lý song họ không muốn bắt tay ông, ông muốn bắt tay với chiến sỹ song chẳng ai thèm bắt tay ông. Bành Đức Hoài dùng chút sức lực còn lại hét lên: “Tôi không tư thông với nước ngoài”. Sự đãi ngộ ở viện 301 đối với Bành Đức Hoài so với nơi giam giữ trước đây chẳng tốt hơn là bao nhiêu, ông ở trong phòng bệnh tối tăm, ẩm thấp, mà cửa sổ phòng đóng chặt, những tấm kính cũng bị dán giấy kín mít. Quanh năm căn phòng không có một tia ánh sáng mặt trời chiếu vào. Bành Đức Hoài gần đất xa trời mà vẫn bị tổ chuyên án coi là kẻ địch nguy hiểm nên đối xử theo cách riêng, không cho viết không cho nghe đài. Cuộc sống của ông chỉ có đọc sách, ngoài ra mọi cái đều bị hạn chế. Cứ như vậy ông sống trong sự cô đơn, trói buộc đau khổ kéo dài đến nỗi ngày dài tựa một năm. Một vị Đại tướng chỉ huy thiên binh vạn mã, rong ruổi khắp chiến trường biên cương nay bị cầm cố suốt thời gian dài đã khiến ông ngàn lần đau khổ mà than rằng: “Sống ở đây so với địa nhục chắc vẫn không khó chịu bằng?”.

Tháng 8 năm 1974 Nguyên soái Diệp Kiếm Anh nghe tin Bành Đức Hoài ốm nặng rất nguy kịch đã phái người xuống thăm và hỏi ông còn có điều gì cần nói. Ngày 2 tháng 9 là thời điểm Bành Đức Hoài nằm bất động trên giường bệnh, cố sức nói với người đến thăm từng đoạn, từng đoạn câu nói đứt quãng: “… Mao Chủ tịch phát huy chủ nghĩa Mác-Lênin”. “… Sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của chúng ta nhất định thắng lợi”, “Cá nhân tôi có những sai lầm, nhưng tôi không có âm mưu kế hoạch gì, về điểm này tôi vô cùng trong sạch”, “Đã tiến hành thẩm tra 8 năm rồi, đến nay vẫn chưa có kết luận”. Diệp Kiếm Anh được biết bệnh tình của Bành Đức Hoài: “Toàn bộ phần cơ thể bên phải bị liệt, chân trái bị phù, tiểu tiện, đại tiện không làm chủ, đầu lưỡi cứng, nói không rõ tiếng”. Bành Đức Hoài lúc này đã không thể ăn được nữa, lúc tỉnh lúc mê, ông bị những cơn sốt cao liên tục kéo dài làm cho sức cùng lực kiệt, thần khí còn và sức lực không còn. Những giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông đã yêu cầu tiêu binh pha cho ông ít nước trà loại trà của Hồ Nam, mua giúp ông một quả dưa Bạch Lan của Tây Bắc. Bành Đức Hoài đã dùng hết sức lực còn lại cố uống nửa chén trà mang hương vị quê hương ông, song ông không còn đủ sức ăn miếng dưa Bạch Lan của vùng Tây bắc…

Sau ngày 16, tháng 9 năm 1974, Bành Đức Hoài rơi vào trạng thái hôn mê kéo dài hơn hai tháng.

14 giờ 29 tháng 11 năm 1974, bên ngoài gió bắc thổi ào ào, nhưng mặt của Bành Đức Hoài lại đỏ lên, máu ộc lên từ miệng, ông đã ngừng thở. 14 giờ 52 phút, trái tim của Nguyên soái, một người trong lịch sử Trung Quốc dũng cảm dám nói, dám nổi giận, dám chửi, xem cái chết nhẹ nhàng, công trạng đỏ ngực đã thực sự ngừng đập, bên cạnh không hề có một đồng chí, một người thân nào.

Năm 1978, trước khi khai mạc Hội nghị khoá 11 kỳ họp thứ 3 Trung ương, Trung ương Đảng Cộng sản đã triệu tập Hội nghị trù bị quyết định xoá án oan cho Bành Đức Hoài.

Chú thích:

(1) Chức phó Tổng chỉ huy xây dựng phương án “Ba đường lối lớn” dùng biện pháp kiên quyết, chung sống hoà bnh là không thể được”.

VN88

Viết một bình luận