VN88 VN88

27 án oan trong các triều đại Trung Quốc

10. “Hoa dã bách hợp” lụi tàn

Ngày 7 tháng 2 năm 1992, Bộ Công an ra quyết định sửa sai cho Vương Thực Vị. Khi hai đồng chí được Bộ Công an uỷ thác trọng trách “quyết định phúc tra về vấn đề theo phái Tơ-rốt-kít của đồng chí Vương Thực Vị” cho vợ ông là Lưu Bảo thì bà lão đã 85 tuổi, bà đã không cầm được nước mắt, lòng dạ rối bời như tơ vò đưa đôi tay gầy đét run run nắm chặt lấy bản “quyết định” chứa đầy thiện ý và sự an ủi này. Chỉ một tiếng gọi “Đồng chí” đã khiến cho trái tim chờ đợi quá lâu của bà phút chốc ấm lại. Bà đã mong mỏi từng giờ từng phút cái ngày được kết luận minh oan này để gửi xuống cho Vương Thực Vị đã nhắm mắt vĩnh viễn nơi suối vàng.

Cuối cùng lịch sử đã mang lại cho Vương Thực Vị một vinh dự trong sạch. Trong “quyết định” có nói: “Thông qua phúc tra, hồ sơ thấy ghi năm 1930 thời kỳ ở Hộ, đồng chí Vương Thực Vị có gửi thư cho bạn học cũ ở trường Bắc Đại là Vương Phàm Tây, Trần Thanh Thần (Cùng thuộc phần tử Tơ-rốt-kít) Trong thư có nói đã tiếp thu và đồng tình với một số quan điểm Tơ-rốt-kít của họ, còn giúp đỡ phiên dịch sách cho phái Tơ-rốt-kít. Hiện nay, trong số tài liệu để lại của Vương Thực Vị, sự việc Vương tham gia tổ chức phái Tơ-rốt-kít vẫn còn rắc rối phức tạp. Trong phúc tra lại đều không tìm ra được tài liệu liên quan đến việc đồng chí Vương Thực Vị tham gia tổ chức Tơ-rốt-kít này. Vì vậy, quyết định coi là “Phần tử gián điệp Tơ-rốt-kít phản cách mạng” nay được kết luận phải được sửa sai, việc đồng chí Vương bị xử lý sai lầm trong hoàn cảnh chiến tranh phải được xem xét và minh oan”.

Vương Thực Vị sau 49 năm oan khuất, cuối cùng đã được sửa sai triệt để!

Nguồn gốc tai hoạ đến phải chết của ông là tù việc ông dám nói thẳng “Diên An trong năm 1942 là một thế giới không bình thường”. Thực tế ở tiền tuyến, các chiến sĩ đang mang hết cả tính mạng và xương máu của mình để dựng lên bức trường thành bằng máu thịt và dũng cảm kiên cường chống lại bọn xâm lược Nhật Bản, thì cũng là lúc trung tâm đầu não của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Diên An trải qua một trận cuồng phong.

Năm 1942, đã nổi lên cuộc vận động Chỉnh phong ở liên khu Thiểm Cam Ninh và các khu căn cứ kháng Nhật khác. Mục đích cuộc vận động chỉnh phong nhằm loại trừ ảnh hưởng tả khuynh, chủ nghĩa giáo điều của tên đầu sỏ Vương Minh, tăng cường xây dựng tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặt cơ sở vững chắc cho nhân dân Trung Quốc giành được thắng lợi cuối cùng cuộc cách mạng dân chủ nhân dân mới. Nhưng dưới bàn tay thao túng của Khang Sinh đã dựng lên một màn kịch náo động nực cười gọi là “Cuộc vận động cứu vớt người bị sa ngã” và chỉ trong một thời gian ngắn đã bốc lên màn mây đen chướng khí, một số người vô tội phải thiệt mạng.

Phó chủ nhiệm Tổng học uỷ, Bộ trưởng Bộ xã hội Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Khang Sinh và thuộc hạ của hắn ngày cũng như đêm chỉ huy, chỉ đạo cuộc vận động thẩm vấn cán bộ. Ở các cơ quan, trường học, đoàn thể rồi liên tiếp từng đoàn các thanh niên trí thức ngoài căn cứ tới đều phải chịu “Cứu vớt”.

Ngoài tiền tuyến, các chiến sỹ cứ giết thêm được một tên giặc Nhật, cứ thu thêm được một khẩu súng là lại cảm thấy phấn khởi, tự hào, thì Khang Sinh lại đốc thúc bộ phận dưới quyền cố nặn cho ra thêm nhiều “đặc vụ” thêm nhiều “phản bội” thêm nhiều “chống lại cách mạng” rồi lẩy làm hãnh diện hoan hỉ, cứ như càng nhiều “người xấu” bị tóm được thì bọn chúng càng có công nhiều với lịch sử. Màn kịch “Cứu vớt” này làm náo loạn đến sục sôi lên.

Một số thanh niên trí thức đã phải vượt qua trăm sông ngàn núi, đạp bằng muôn vàn gian khổ, hiểm nguy để đến với “Thánh địa cách mạng” này. Nhưng họ đã tưởng như gặp phải sét đánh giữa trời quang, bối rối như gà vướng tóc không biết làm sao được”. Họ vừa tới nơi, còn chưa kịp hết mệt nhọc lẫn dấu vết bụi đường trường thì đã bị hoặc bắt giữ, hoặc áp giải hoặc xét hỏi. Những thanh niên mang trong mình bầu máu nóng muốn cống hiến một phần sức lực nhỏ bé của mình cho dân tộc thì sao có thể yên tâm, không nóng ruột như lửa thiêu trước tình trạng đó.

Cuộc vận động liên tiếp gây lên cao trào, Khang Sinh càng hứng khởi như phát rồ. Nếu như có người nào dám nói rằng “không” thì tai hoạ sẽ bất ngờ đổ dập xuống đầu ngay.

Vương Thực Vị cũng đã nói thẳng trong dịp đó Vụ án oan của Vương Thực Vị xảy ra năm 1942 tại Viện nghiên cứu Trung ương ở Diên An.

Viện nghiên cứu Trung ương là nơi tổ chức nghiên cứu cao cấp, để bồi dưỡng lý luận cho cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lúc đó Bộ trưởng Bộ tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Trương Văn Thiên kiêm chức Viện trưởng, Phạm Văn Lan là phó Viện trưởng. Trong viện có 9 phòng nghiên cứu về: chính trị của Trung Quốc, kinh tế của Trung Quốc, về lịch sử Trung Quốc, tư tưởng, văn hoá Trung Quốc, văn nghệ Trung Quốc, giáo dục Trung Quốc, tin tức Trung Quốc, vấn đề quốc tế và dịch thuật các trước tác tiếng Nga của Mác Lê Nin. Lúc đó, Thứ trưởng Bộ Tuyên tuyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lý Duy Hán là chủ nhiệm (trưởng phòng) hai phòng nghiên cứu giáo dục Trung Quốc và nghiên cứu tin tức Trung Quốc của Viện nghiên cứu Trung ương.

Đầu năm 1942, do Trương Văn Thiên dẫn một đoàn điều tra về liên khu Thiểm Cam Ninh và vùng nông thôn Tấn Tây Bắc để tiến hành công tác điều tra, thời gian không hơn một năm. Vì vậy, tạm thời giao công việc của Viện lại cho Lý Duy Hán giải quyết thay. Thế là Lý Duy Hán đương nhiên trở thành người phụ trách chủ yếu. quan trọng nhất của Viện.

Ngày 1 tháng 2 năm 1942, trong buổi lễ khai gỉảng của Trường Đảng Trung ương, Mao Trạch Đông đã có bài phát biểu nổi tiếng “Chỉnh đốn tác phong của Đảng”; Ngày 8 tháng 2, ông lại có bài phát biểu đặc sắc “Phản đối sự sáo cũ trong Đảng” trước Hội nghị cán bộ tại Diên An. Và cuộc vận động chỉnh phong sôi nổi, rầm rộ được bắt đầu.

Cuộc chỉnh phong vừa mới bắt đầu, ngày 17 tháng 2 Vương Thực Vị đã đăng bài tạp văn nhan đề “Nhà chính trị, nhà nghệ thuật” trên tập san văn nghệ “Cốc Vũ”. Tiếp sau đó liên tục viết ra một loạt bài tạp văn lấy tên là “Hoa Dã Bách Hợp” rồi chia làm 2 phần đăng trên Phụ san Nhật báo giải phóng, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 13 và 23 tháng 3.

Nội dung có hiện tượng tỏ ý bất mãn và đưa ra những phê phán mạnh mẽ kịch liệt.

Vương Thực Vị coi những buổi dạ hội, liên hoan văn nghệ mà cơ quan tổ chức trong các dịp lễ tết chủ nhật là những “Thay đổi thời tiết”. “Hát ca tụng Ngọc Đường Xuân, múa gợi lại Kim Liên Bộ, và “Hiện thực trước mắt” “Không được hài hoà” lấy việc phân biệt đãi ngộ cán bộ phóng đại thành “áo phân làm ba màu, hưởng thụ chia làm năm bậc”, khi thấy cán bộ quan biểu thì cho là “Cùng một giuộc như nhau cả”, “Cấp dưới thấy cấp trên khác xa với họ”, cuộc sống ở Diên An “Thiếu đi tình người với nhau”. Vương Thực Vị nói nhiệm vụ chủ yếu của nhà nghệ thuật là phải “Vạch trần tất cả những cái nhơ bẩn và đen tối”. Những tư tưởng thiên lệch, chủ quan này của Vương Thực Vị đã có ảnh hưởng ngược lại tới một số trí thức thanh niên.

Ngày 18 tháng 3, Viện Nghiên cứu Trung ương tổ chức Đạỉ hội đảng viên chỉnh phong trong toàn Viện. Lý Duy Hán phát biểu nêu ý nghĩa quan trọng của việc học tập chỉnh phong và công tác kiểm tra trong Viện Nghiên cứu Trung ương. Đồng thời đưa ra mấy ý kiến: Chia ra và làm từng việc, để thảo luận để chỉnh phong và làm công tác kiểm tra. Kiểm tra đồng thời phải chú trọng cả hai mặt: tác phong lãnh đạo và tư tưởng cá nhân (đây có ý chỉ trích một số người cho rằng chỉ tập trung kiểm tra lãnh đạo). Phải có tinh thần tự mổ xẻ mình, Viện trưởng, Bí thư Viện và các Trưởng phòng nên và đương nhiên là thành viên của Uỷ ban kiểm tra công tác chỉnh phong v.v…

Vương Thực Vị là người đầu tiên phản đối ý kiến của Lý Duy Hán. Ông cho rằng chỉnh phong là chỉnh cán bộ lãnh đạo, “Phải cắt cái đuôi lớn đi”, ông phản đối việc chỉ định số người đương nhiệm làm uỷ viên. Đề nghị các uỷ viên này đều phải do bầu cử dân chủ bầu ra. Ngoài ra ông còn viết bài “Tôi phê bình bài phát biểu tại Hội nghị đảng viên kiểm tra chỉnh phong của đồng chí La Mai (Lý Duy Hán), “Hai cách nghĩ”, và dán lên trên trang báo tường “Tên và Đích” của Báo Chỉnh phong, thuộc Viện Nghiên cứu Trung ương. Ông đưa ra “dân chủ tuyệt đối” cỏ vũ mọi người “Phải có nghị lực dám nghĩ dám làm”, “Phải kiểm tra chính mình” và “Có phải không dám nói với “nhân vật lớn” không?” còn nêu ra: “Chúng ta quyết không thể để họ càng ngày càng đắc ý”. “Chúng ta không chỉ nhìn thấy riêng Viện mình mà phải nhìn rộng ra cả Diên An và cả toàn Đảng nữa”. Tất cả những lời lẽ mạnh mẽ này của Vương Thực Vị đã có ảnh hưởng rất lớn trong Viện Nghiên cứu Trung ương, đặc biệt đã được rất nhiều thanh niên, nhân viên nghiên cứu biểu thị đồng tình. Báo tường “Tên và Đích” vốn được dán trong một gian phòng rộng nên đã có nhiều người ở đơn vị khác đến xem. Sau này lại được đán lên vải rồi treo ở ngoài chợ mới náo nhiệt ngoài cổng phía nam Diên An khìến cho người đến xem càng đông không khác gì người đi chảy hội.

Những ảnh hưởng này của Vương Thực Vị đã làm cho cơ quan đặc vụ Quốc đân đảng chú ý. Chúng liền sửa những bài viết này của Vương Thực Vị tập hợp thành một quyển sách nhỏ là “Hoa Dã Bách Hợp và thực chất của nó”, rồi in dầu, in chì, tán phát khắp nơi. Ngay trong mở đầu của sách có lời đề tựa: “Đảng Cộng sản Trung Quốc ca ngợi Diên An là Thánh địa của cách mạng. … thế mà. … ở Thiểm Bắc, tham ô, hủ hoá, đặc quyền, đặc lợi, bè cánh cắn xé lẫn nhau, “Ca tụng Ngọc Đường Xuân, múa tưởng nhớ Kim Liên Bộ”…

Dưới tình hình đó làm cho số thanh niên nghe theo lời hiệu triệu kháng Nhật mà tới Thiểm Bắc đều hẽt sức thất vọng mất hết niềm tin, lại càng làm cho những đảng viên cộng sản lão thành cảm thấy thương cảm không còn tiền đồ hy vọng. Có một số tạp chí còn đổi tên, chuyển đầu đề thành: “Từ trong “Hoa Dã Bách Hợp” nhìn thấy một màu đen Diên An”. Cứ như vậy để làm tài liệu tuyên truyền công kích một cách ác độc đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Để chấn chỉnh lại ảnh hưởng do Vương Thực Vị gây nên, từ ngày 27 tháng 5, Viện Nghiên cứu Trung ương đã tổ chức buổi toạ đàm trong toàn Viện với chủ đề “Tính dân chủ và kỷ luật của Đảng”. Mục đích là chấm dứt khuynh hướng dân chủ hoá, cực đoan, đưa chính phong trào vào quỹ đạo chính. Cuộc toạ đàm kéo dài tới ngày 11 tháng 6 mới kết thúc, tổng cộng họp 16 ngày và có 14 lần mở đại hội.

Từ khi mở Hội nghị, Khang Sinh đã xuống tay, chính xác là đã nắm được quyền lãnh đạo. Khang Sinh vốn là cấp phó của Vương Minh tham gia Đảng Cộng sản Trung Quốc và làm công tác lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc tế cộng sản. Năm 1937 từ Liên Xô về nước, từ năm 1939 đảm nhận chức Bộ Trưởng Bộ xã hội Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và. Bộ trưởng bộ Tình báo Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, khi bắt đầu chỉnh phong, đảm nhíệm chức Phó chủ nhiệm (chi uỷ là Mao Trạch Đông) Tổng Uỷ ban học tập Trung ương, chỉ đạo cuộc vận động chỉnh phong. Còn kiêm thêm chức Chủ nhiệm Uỷ ban học tập các cơ quan trực thuộc Trung ương. Cuộc vận động chỉnh phong của Viện Nghiên cứu Trung ương thuộc quyền chỉ đạo của lãnh đạo Uỷ ban học tập các cơ quan trực thuộc Trung ương này. Khang Sinh đương nhiên là người lãnh đạo cấp trên trực tiếp. Những lời nói của ông ta đã trở thành “chỉ thị”của đại diện lãnh đạo Uỷ ban học tập cấp trên.

Dưới sự “lãnh đạo” của Khang Sinh, cuộc toạ đàm đã nhanh chóng biến thành cuộc đấu tố đối với Vương Thực. Khi cuộc toạ đàm bắt đầu, có một số đồng chí mới chỉ đưa vấn đề của Vương Thực Vị xem như vấn đề tư tưởng để phê bình, nhưng sau đó bốn ngày đã lấy vấn đề tư tưởng đẩy lên thành vấn đề chính trị, và nói ông ta “Không những là sai lầm về tư tưởng mà còn là sai lầm nghiêm trọng về chính trị”. Đến ngày thứ 6, có vài đồng chí phát biểu, tố giác là Vương Thực Vị đã nói rằng “Lý luận của bọn Tơ-rốt-kít cũng có một số chỗ đúng đắn”. “Liên Xô xét xử án phản quốc đối với Cau-xky là không còn phải nghi ngờ gì nữa!” “Thất bại của Đại cách mạng Trung Quốc, Quốc tế cộng sản phải chịu trách nhiệm” “Con người Stalin – không thể đáng yêu” v.v… Còn có người nói năm 1930 Vương Thực Vị hồi ở Thượng Hải đã từng đi lại quan hệ với số phần tử Tơ-rốt-kít là Vương Phàm Tây, Trần Thanh Thần (Trần Kỳ Xương), giúp đỡ chúng dịch hai chương trong “Tự truyện” của Cau-xky v.v. (Việc này Vương Thực Vị tự mình cũng đã nói với tổ chức của Đảng). Do có một số tố giác này việc đấu tranh phản đối Vương Thực Vị nhanh chóng đẩy lên một mức trở thành “Tư tưởng Tơ-rốt-kít”, “Vấn đề địch ta”. Lại qua ba ngày nữa, có người trong Hội nghị coi Vương Thực Vị là “phần tử Tơ-rốt-kít không thể dung tha”.

Trên Hội nghị vào ngày cuối cùng, Lý Duy Hán phát biểu còn nới tay một chút. Anh ta nói: “Cái chi phối tư tưởng của Vương Thực Vị là tư tưởng của phần tử phái Tơ-rốt-kít anh ta vẫn giữ khư khư thái độ của “cứu vớt” và khuyên cáo: Vương Thực Vị Vẫn còn cơ hội cuối cùng phải tự bò ra khỏi hố xí của bọn phản cách mạng”.

Nhưng Khang Sinh quyết không chịu dừng tay. Năm 1937, khi ông ta từ Liên Xô trở về Diên An vẫn thường tự cho mình là: “Anh hùng chống bọn Tơ-rốt-kít” trên Hội nghị phê phán bọn phỉ Tơ-rốt-kít thường nói: “Bọn phỉ Tơ-rốt-kít và đặc vụ của địch (đặc vụ Nhật), đặc vụ quốc gia đặc vụ Quốc dân đảng) tuy ba nhưng chỉ đều là mật thám”. Ông ta còn nói: Tơ-rốt-kít tên này cũng dễ nhớ các anh có thể nhớ như “con thỏ ăn con gà” là dễ nhớ rồi. Phải nhớ rằng đối với hoạt động của bọn phỉ Tơ-rốt-kít nhất định phải bảo đảm hết sức cảnh giác. Sau khi kết thúc đấu tố Vương Thực Vị, ông ta muốn tiếp tục “nhân đà thắng lợi”, làm cho “đấu tố sâu thêm vào”. Vào khoảng tháng 7, tháng 8, ông ta dùng biện pháp “đánh vu hồi” phát động một đợt đấu tranh trong phòng Nghiên cứu chính trị Trung ương truy cứu, điều tra Thành Toàn (Trần Truyền Cương) và vợ chồng Vương Lý (Vương Nhữ Kỳ) có quan hệ với Vương Thực Vị.

Thành Toàn là nhân viên nghiên cứu của Phòng Nghiên cứu chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vương Lý công tác ở Uỷ ban phụ nữ, cùng đến Viện Nghiên cứu Trung ương để thăm vợ chồng Phan Phương và Tôn Tranh (Vương Lý và Tôn Tranh là bạn học trường Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải). Vương Thực Vị ở gần nhà của Phan Phương và Tôn Tranh, họ cũng đã cùng đến thăm Vương Thực Vị (Vương Lý từng quen biết Vương Thực Vị khi ở Hà Nam). Sau đó, họ còn có mấy lần qua lại thăm nhau, cùng nhau ăn cơm. Trải qua đấu lên đấu xuống rồi đưa quan hệ của họ trở thành “quan hệ của phái Tơ-rốt-kít” coi những lần gặp gỡ và qua lại giữa họ thành “hoạt động của tổ chức Tơ-rốt-kít” cuối cùng gọi họ thành “tập đoàn năm người phản lại Đảng” .

Ngày 23 tháng 10 năm 1942 Đảng uỷ Viện Nghiên cứu Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ra quyết định khai trừ đảng tịch đối với Vương Thực Vị. Quyết định nói rõ ông đã “tham gia các hoạt động của phái Tơ-rốt-kít từ nhăm 1929 và cũng từ đó vẫn không ngừng hoạt động. Là phần tử phản cách mạng ẩn náu trong nội bộ Đảng Cộng sản”. Vương Thực Vị không đồng ý với quyết định này, ngày thứ hai, đột nhiên không thấy ông ta đâu cả Đảng uỷ Viện phái người đi mấy nơi tìm kiếm, cuối cùng, kết quả tìm thấy ông ở Ban tổ chức Trung ương. Ông quỳ dưới đất, vừa khóc vừa kể mình không tham gia phái Tơ-rốt-kít đề nghị không nên khai trừ đảng tịch ông ta. Ngày 26 ông lại giao cho tổ chức của Đảng bản kiểm tra nói rõ ông ta, năm 1930 – 1936 có quan hệ với một số người phái Tơ-rốt-kít, tới năm 1941 đã báo cáo ti mỉ với tổ chức của Đảng. Ông “thực sự chưa tham gia tổ chức phái Tơ-rốt-kít”. Ông thừa nhận những sai lầm mình phạm phải là rất nghiêm trọng. “Trên thực tế sai lầm là phá hoại Đảng”, ông tự kiểm điểm nguyên nhân bản thân phạm sai lầm là do “Có ảnh hưởng sâu sắc khuynh hướng của chủ nghĩa hư vô” “Tính bồng bột của căn bệnh của giai cấp tiểu tư sản” và “Tự cho mình là trên hết, cố chấp quá trớn” đồng thời còn nói mình “Thực sự thẩn kinh có dấu hiệu không bình thường”. Ông ta dề nghị đổi hình thức xử lý từ khai trừ Đảng tịch thành “đình chỉ Đảng tịch nửa năm” “Xin hứa từ nay trở đi nhất định sẽ cải tạo mình trở thành một người đảng viên tốt”. Rồi hy vọng tổ chức giúp đỡ ông ta “Có thể sớm khôi phục lại Đảng tịch”, với tình hình lúc đó, việc coi bọn phỉ Tơ-rốt-kít và đặc vụ của Nhật, đặc vụ Quốc dân đảng là một, nên đến cuối năm 1942, Khang Sinh ra lệnh bắt ông ta.

Trong thời gian bắt giữ đã xử dụng biện pháp “bức cung” để tiếp tục thẩm vấn. Đến năm 1946, lại thêm một lần nữa xét hỏi căng thẳng rồi đưa ra kết luận Vương Thực Vị là “phần tử gián điệp phản cách mạng”

Tháng 3 năm 1947 quân Quốc dân đảng tổ chức đánh lớn vào khu giải phóng Thiểm Cam Ninh. Bọn chúng tập trung 34 lữ đoàn với 25 vạn quân, Hồ Tôn Nam chỉ huy 15 lữ đoàn gồm 14 vạn quân, ngày 13 tháng 3 tiến hướng Bắc vào phòng tuyên từ Lạc Châu – Nghị Châu thẳng tới gần Diên An. Sau khi quân Giải phóng nhân dân chiến đấu ngoan cường phải chịu một số tổn thất nên ngày 19 tháng 3 quyết chiến rút khỏi Diên An.

Ngày 17 tháng 3 Vương Thực Vị cũng cùng với cơ quan Trung ương rời khỏi Diên An. Trước đó ông đã bị giam giữ bốn năm vì tội trạng của mình. Hai nhân viên áp giải của Bộ xã hội Trung ương đưa giải Vương Thực Vị đi theo lối đường nhỏ hẻo lánh, lúc qua sông Hoàng lại ngồi trên chiếc thuyền gỗ bằng đầu rất nguy hiểm, có thể bị lật bất cứ lúc nào. Hành lý của Vương Thực Vị do người áp giải mang cho nên ông rất nhàn nhã.

Lúc đó, Vương Thực Vị, cứ luôn mồm nói mình không phải là Tơ-rốt-kít, không phải là đặc vụ” “Là mắc mưu, bị người ta lừa” rồi tức tới mức run lập cập, Vương Thực Vị nhất quyết không chịu đi mà bắt nhân viên áp giải phải dùng đòn khiêng ông ta đi.

Ngày 16 tháng 4, sau chặng đường dài, cuối cùng Vương Thực Vị đã tới ngoại thành huyện Hưng và được giao cho cục Công an Tấn Tuy quản lý. Gần một tháng lặn lội, Vương Thực Vị cùng họ thực sự nếm trải rất nhiều khổ ải.

Vừa đến nhà tạm giữ, hai người áp giai Vương Thực Vị bàn giao cho nhà tạm giữ: Vương Thực Vị là tội phạm của Bộ Xã hội Trung ương, vì bị giặc tấn công nên phải di lý. Đối với “Phần tự gián điệp phản cách mạng phái Tơ-rốt-kít” Vương Thực Vị lại có “hoạt động khiêu khích trong khi hành quân” cho nên phải “quản lý chặt chẽ”. Trước khi đi, họ để lại hai loại tài liệu gồm kết luận nhận xét về Vương cũng như biểu hiện của Vương trong quá trình hành quân vừa qua.

Vương Thực Vị vốn không biết mình bị đưa đến nơi nào. Ngay tối hôm đến nhà tạm giữ, ông ta đã nói với nhân viên công tác rằng: “Tôi là người phạm sai lầm, tôi phạm vào hai điều thứ 2 và thứ 5 của “Bàn về tu dưỡng của người đảng viên Đảng Cộng sản. Đó là không chịu ủng hộ chân lý và không nhẫn nại chịu uất ức cầu toàn, nên sẽ cải tên thành Vương Nhị Ngũ. Tôi quyết không phải là Tơ-rốt-kít”. Việc nói với phóng viên thừa nhận tôi là Tơ-rốt-kít là gián điệp là bức tôi phải tự hy sinh.

Khi Vương Thực Vị biết mình bị đưa đến nhà tạm giữ, ông đề nghị “Tôi trước đây, khi còn công tác và nghỉ an dưỡng ở Tảo Viên, vì có một số người nói kích động vì vậy làm cho tôi không được khỏe, thần kinh suy nhược. Hy vọng trong hoàn cảnh này ở đây không được kích động tôi, trong cuộc sống có thể lượng thứ và có chiếu cố đặc biệt đối với tôi. Khi tôi ở Diên An, Bộ, Tổ chức Trung ương vẫn cấp cho tôi tiêu chuẩn bồi dưỡng sức khỏe và vẫn còn gọi là đồng chí”.

Những lời nói của Vương rõ ràng không giống như hai nhân viên áp giải đã từng nói. Sau khi nói vậy, Vương Thực Vị lại thừa nhận “Vấn đề phái Tơ-rốt-kít” và hoạt động cách mạng của ông ta, đồng thời còn ghi chép lại tỉ mỉ và còn 3 lần viết thư gửi Cam Lộ, Đàm Chính Văn, Trường Gia Phu, nói mình không có bệnh thần kinh gì, mong muốn từ nay về sau được ở Ban Tuyên truyền phân cục Tấn Tuy hoặc làm phiên dịch cho toà báo.

Lúc đó, Hạ Long làm tư lệnh quân khu Tấn Tuy đang phải chống cự lại sự tấn công của quân Quốc dân đảng bảo vệ căn cứ địa. Vì vậy bận công việc suốt ngày đêm, ông không biết có việc Vương Thực Vị bị áp giải tới đây.

Ngày 16 tháng 6, quân Quốc dân đảng tiến hành một trận oanh tạc quy mô lớn. Trại tạm giữ Vương Thực Vị cũng không tránh khỏi oanh kích.

Tổng cục công an Tấn Tuy buộc phải chuyển trại tạm giữ đi nơi khác. Ngày 13 tháng 6 đã báo cáo lên Bộ Xã hội Trung ương, xin ý kiến về việc xử lý đối vởi phạm nhân Vương Thực Vị đang bị quản giam ở đây. Trong báo cáo ngoài việc bàn giao hai loại tài liệu liên quan đến “tội trạng” và những biểu hiện trên đường di lý của Vương Thực Vị mà hai cán bộ áp giải của Bộ Xã hội Trung ương đưa ra, báo cáo còn nói: Ngày hôm qua nơi chúng tôi thẩm vấn đã bị máy bay giặc Nhật oanh tạc nên phải gấp rút chuyên điạ điểm, vì vậy chưa biết nên xử lý với Vương Thực Vị như thế nào, mong cấp trên cho biết ý kiến và thông báo cho biết ngay.

Cơ quan Bộ Xã hội Trung ương chuyển khỏi Diên An sơ tán đến huyện Lâm gần huyện Hưng cách khoảng 60 dặm. Vừa may Khang Sinh đang ở đây và đang bận rộn với việc làm thí điểm về cải cách ruộng đất. Vừa thấy báo cáo, Khang Sinh đã hạ bút chỉ thị cho giết chết Vương Thực Vị!

Ngày 1 tháng 7 Vương Thực Vị bị xử tử một cách thảm hại.

Ngày 2 tháng 7, phòng thi hành án thuộc Tống cục công an Tấn Tuy báo cáo tình hình chấp hành án xử bắn này lên Tổng cục, đoạn cuối báo cáo có viết “Tháng 6, sau khi được Bộ Trưởng Bộ Xã hội Trung ương Khang Sinh phê chuẩn, đêm ngày 1 tháng 7 đã đem phạm nhân đi xử tử bí mật tại huyện Hưng”. Tổng cục Công an Tấn Tuy lại báo cáo lên Bộ Xã hội Trung ương, phần cuối báo cáo cũng viết: “Căn cứ vào tội ác và hành vi của Vương Thực Vị, thực tế lại không thể cải tạo được nên đã đề nghị cấp trên quyết định, xử lý. Sau khi được phê chuẩn ngay đêm hôm sau chúng tôi đã tiến hành bí mật xử tử Vương Thực Vị tại huyện Hưng.

Sau khi Vương Thực bị bắt, Mao Trạch Đông đã có chỉ thị rõ ràng rằng không nên giết Vương Thực Vị. Mùa Xuân năm 1948, con người quyền biến Mao Trạch Đông đã vượt sang bờ Đông sông Hoàng đến địa khu Tấn Tuy. Trước tiên ông đến Tuy Sở, Uỷ ban công tác hậu phương của Trung ương đóng ở ngã ba thị trấn gần huyện Lâm, chính tại đây, Mao Trạch Đông đã được biết Vương Thực Vị đã bị hành quyết. Mao Trạch Đông tỏ ý không vui và nổi giận với số người đã dám cả gan làm việc đó, rồi còn muốn họ phải đền cho ông một Vương Thực Vị khác. Như vậy, việc thể hiện thái độ của Mao Trạch Đông đã làm cho những ai quan tâm đến việc này bắt đầu hiểu rõ cụ thể đầu đuôi việc Vương Thực Vị bị sát hại.

Ngày 25 tháng 3, Mao Trạch Đông từ huyện Lâm đến huyện Hưng và ở ngay trong căn hầm Thái Gia Trang là nơi Hạ Long vẫn thường ở, ông liền hỏi Hạ Long về chuyện Vương Thực Vị bị xử tử bí mật. Nhưng mọi người ở đây cũng như Hạ Long cho đến khi Mao Trạch Đông nói chuyện với Hạ Long thì mới biết là có chuyện như vậy.

Ngày 17 tháng 5 năm 1948, sau khi Mao Trạch Đông rời khỏi huyện Hưng được một tháng 13 ngày, Phòng thụ án Tổng cục Công an Tấn Tuy lạì chuẩn bị tiếp một báo cáo liên quan đến quá trình Vương Thực Vị bị áp giải và bị xử tử cũng như các tài liệu trước đây gửi lên cấp trên.

Ngày 31 tháng 8 năm 1948, một người chịu trách nhiệm của Bộ Xã hội Trung ương đã gửi lên Trung ương bản kiểm thảo về vấn đề Vương Thực Vị “Về sự việc của Vương Thực Vị thì tôi là người chịu trách nhiệm chính, lúc đó, tôi ở cách Trung ương hẳn một con sông, đúng ra phải có điện liên hệ với Trung ương. Việc giết người là việc rất lớn: đặc biệt lại phụ trách công tác bảo vệ quan trọng. Trước khi làm đã không báo cáo, sau khi làm rồi cũng vẫn chưa báo cáo được. Chỉ vì dựa vào tình hình việc quân khẩn cấp đồng thời quá coi trọng những lời nói, việc làm phản động của Vương Thực Vị trên đường di lý từ Diên An về huyện Hưng, coi nhẹ chính sách của Đảng, tự ý phê chuẩn đề nghị của Tổng cục Công an Tấn Tuy cho xử bắn Vương Thực Vị, việc này đã bộc lộ rõ ý thức vô tổ chức, vô kỷ luật của tôi, vì muốn giản tiện, sợ phiền phức, cậy quyền nên đã bộc lộ sai lầm của mình”.

Ngày 1 tháng 9 Mao Trạch Đông đã phê vào bản kiểm thảo này “Đã có lý giải, nhận thức đày đủ không cần phải bàn bạc, xử lý gì nữa.”Cả Lưu, Chu, Nhiệm, Đặng, Bành đều duyệt chuẩn y báo cáo. Người viết báo cáo tự kiểm thảo là người chịu trách nhiệm ở Bộ Xã hội Trung ương là người do Khang Sinh đồng ý cho nhận thay, trong việc này khẳng định là Hạ Long không có liên quan gì”.

Sau ngày toàn quốc giải phóng, việc Vương Thực Vị đã yên nghỉ dưới suối vàng rồi cũng vẫn không bị lãng quên. Bởi vì trong thời kỳ xây dựng đất nước lại liên tiếp xảy ra các cuộc vận động chính trị, bọn sai lầm “tả” khuynh trong Đảng thỉnh thoảng lại ngóc đầu dậy. Với bối cảnh đó, việc xét xử lại án oan của Vương Thực Vị chỉ là hy vọng mỏng manh. Vả lại quá trình đi đến việc xem xét lại đúng sai cũng quanh co khúc khuỷu và vô cùng khó khăn.

Mao Trạch Đông từng nhiều lần phát biểu trong nội bộ Đảng: “Tuỳ từng trường hợp hoặc bắt hoặc không cần bắt, có thể giết cũng có thể không cần giết” và đưa ra ví dụ điển hình là vụ Vương Thực Vị, cho rằng không nên bí mật giết Vương Thực Vị.

Tháng 8 năm 1949, giải phóng Trường Sa, quả phụ của Vương Thực Vị là Lưu Bảo đưa con trai Vương Húc Phong và con gái Vương Kình Phong về sinh sống ở Trường Sa. Sau đó Lưu Bảo đề nghị với Binh đoàn 12 đóng quân ở Trường Sa giúp đỡ bố trí công tác. Sau đó bà được phân công làm giáo viên dạy ở trường thuộc huyện Giao Hà, tỉnh Cát Lâm. Lúc đó, Lưu Bảo đâu có biết rằng Vương Thực Vị đã không còn trên thế gian nữa. Bà ngày nhớ đêm mong, chờ đợi người thân đã xa biệt mấy năm, sớm được gặp mặt. Mãi tới năm 1978, Lưu Bảo (đã nghỉ hưu) nghe tin phát thanh mới biết Vương Thực Vị bị giết. Lúc đó đối với bà thật như sét đánh ngang tai, bà không dám nghĩ, không dám tin đó là sự thật. Bà biết rất rõ Vương Thực Vị là người trong sạch, tự phụ nhưng lại cương trực, mạnh mẽ, nói năng thoải mái không câu nệ mà hay buột miệng nói ngay không hề giấu giếm lẩn tránh, nhưng cũng không thể trở thành phản cách mạng, gián điệp “Tơ-rốt-kít” “Đặc vụ” và càng không thể phản lại Đảng.

Bà lão 73 tuổi này không quản tuổi già sức yếu, ngay từ năm 1979 đã liên tiếp gửi đơn trình bày lên các cơ quan có trách nhiệm liên quan, hy vọng vụ án oan uổng của Vương Thực Vị được lộ rõ sự thật giữa thanh thiên bạch nhật.

Ngay trong năm 1957, trong cuộc vận động chỉnh phong “phản hữu” quy mô cả nước, con người có tiếng không có miếng, VươngThực Vị lại một lần nữa bị đem ra để phê phán. Ông chết không minh bạch, sau khi chết rồi vẫn còn bị coi là gương xấu để phê phán một cách tàn nhẫn. Nếu như ở dưới suối vàng ông còn biết được thì cũng sẽ đau đớn khôn nguôi?

Tháng 12 năm 1978, sau Hội nghị Trung ương 3 khoá 11 của Đảng việc xem xét lại án oan của Vương Thực Vị lại có một chút biến chuyển thuận lợi.

Thông báo của Hội nghị lần thứ 3 khoá 11 chỉ rõ “Giải quyết những vấn đề còn để lại của lịch sử phải tuân theo nguyên tắc thực sự cầu thị mà đồng chí Mao Trạch Đông đã nhất quán nêu ra, có sai phải sửa. Chỉ có kiên quyết đánh giá lại, sửa chữa án giả, uốn nắn án sai, rửa sạch án oan thì mới củng cố được khối đoàn kết toàn Đảng, toàn dân: bảo vệ được uy tín cao cả của Đảng và đồng chí Mao Trạch Đông”. Sau khi kết thúc phong trào quần chúng vạch trần phê phán “bè lũ bốn tên” thì nhiệm vụ này càng phải kiên trì nắm vững và hoàn thành.

Ban tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ thị rõ: “Chỉ cần là án oan, giả, sai, không cần biết ai quyết định, cũng không cần biết cập nào quyết định; cũng không cần biết vào thời gian nào, nhưng đều phải xem xét và sửa sai lại hết. Như thế có thể nói, không những các án áo Mao Trạch Đông và các lãnh đạo khác hoặc được xử trong thời kỳ “Đại Cách mạng Văn hoá” mà ngay cả các án oan, giả, sai từ khi “bốn diệt” “phản hữu” và trong cuộc chiến tranh giải phóng trước đây đều được uốn nắn sửa sai và minh oan, điều đó đương nhiên có cả vụ án của Vương Thực Vị. Đây chính là hào quang chiếu sáng giúp cho việc sửa sai oan án của Vương Thực Vị!

Năm 1981, Lý Duy Hán uỷ nhiệm cho Ôn Tế Trạch nguyên là cán bộ của Viện Nghiên cứu Trung ương Diên An (thời kỳ xây dựng đất nước làm Viện trưởng Viện nghiên cứu sinh viện khoa học xã hội) và một số người khác giúp ông viết lại hồi ký. Ôn Tế Trạch cho rằng vụ án Vương Thực Vị đã làm sai vì vậy phải thực sự cầu thị, ông đề xuất: Trong một số bài viết liên quan đến Vương Thực Vị thì có một số chữ cần phải thêm bớt và nên đổi lại.

Lý Duy Hán cũng nghiêm túc suy nghĩ: “Hãy để cho lịch sử giữ lại những gì vốn có của nó, không ai có thể sáng suốt hơn thế. Việc xác định Vương Thực Vị là tơ-rốt-kít đúng là không có căn cứ, nên vì ông ta, sửa sai cho ông ta và phải sửa sai”. Vì thế, trước đây chủ trương không đả động đến thì nay tiếp tục trực tiếp viết báo cáo gửi lên ban tổ chức Trung ương.

Trong “Đại Cách mạng Văn hoá”, Lý Duy Hán bị “lũ bốn tên” giày vò, hành hạ thảm hại, bị đầy trong ngục tù lâu tới 7 năm. Mãi tới khi Hội nghị Trung ương 3 khoá 11 họp, mới được trả tự do. Lúc đó ông đã bị bệnh nặng còn chưa hồi phục dược. Trong hồi ký của ông có một bài nhan đề là: “Công tác nghiên cứu và cuộc vận động chỉnh phong của Viện Nghiên cứu Trung ương, trong đó chỉ nói về quá trình đấu tranh chống lại Vương Thực Vị và bài học cuối cùng thu được là “một vụ án chưa giải quyết được”:

“Đối với vấn đề Tơ-rốt-kít của Vương Thực Vị và sau khi tôi không còn lãnh đạo chỉnh phong của Viện Nghiên cứu Trung ương cũng như những vấn đề xảy ra “Tập đoàn phản Đảng năm người (chỉ Vương Thực Vị, Thành Toàn, Vương Lý, Phan Phương, Tôn Tranh). Gần đây, đồng chí Lưu là vợ Vương Thực Vị đã viết thư cho tôi yêu cầu điều tra lại vấn đề của Vương Thực Vị, theo người ta cho biết, đồng chí Vương Lý cũng đã có gửi đơn lên Ban tổ chức Trung ương và ban bí thư Trung ương, Ban Thanh tra Trung ương điều tra lại vấn đề của Phan Phương và Tôn Tranh, tôi tin tưởng rầng nhất định cuối cùng Ban Tổ chức Trung ương sẽ đưa ra kết luận chính xác. Tôi là một trong những người biết việc đó nên tôi phải có trách nhiệm nêu ra ý kiến của mình, chịu trách nhiệm về đồng chí của mình trước Đảng. Tôi đã kiến nghị với Ban Tổ chức Trung ương về vấn đề điều tra lại việc của Vương Thực Vị nay thấy có mấy điều xác nhận là:

Thứ nhất: Vấn đề Vương Thực Vị chủ yếu là vấn đề tư tưởng, không phải là mâu thuẫn địch ta.

Thứ hai: Vấn đề của Vương Thực Vị là vấn đề cá nhân chứ không phải là hoạt động có tổ chức chống lại Đảng, vấn đề về con người Vương Thực Vị có phải là án sai hay không còn phải đợi điều tra lại. Nếu như đúng là án sai thì dù người đã chết cũng phải sửa sai lại”.

Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chú ý đến vụ án của Vương Thực Vị Tháng 2 năm 1982 đã ra quyết định “sửa sai đối với vấn đề của “tập đoàn phản Đảng năm người”. Với 4 đồng chí: Phan Phương, Tôn Tranh, Trần Tuyền Cương và Vương Nhữ Kỳ”. Tiếp đó tháng 8 năm 1986, trong một lời chú giải về Vương Thực Vị của “Tuyển tập Trước tác của Mao Trạch Đông” đã công khai tuyên bố. “Căn cứ theo điều tra thì không có việc ông ta làm đặc vụ, gián điệp ẩn nấp của Quốc dân đảng”.

Cái gọi là “Tập đoàn phản Đảng năm người” đã bị phủ định, nhưng việc khó làm là vấn đề phần tử Tơ-rốt-kít của Vương Thực Vị còn bị gác lại Trong khi đang phúc tra lại việc của Vương Thực Vị, Ban Tổ chức Trung ương đang xét đến một phần tử Tơ-rốt-kít Vương Phàm Tây thì tháng 11 năm 1980, trong “Tập hồi ký Song Sơn” được xuất bản có viết một câu như sau: “Trong khu căn cư địa do Đảng Cộng sản Trung Quốc thống trị, có một số đã tự động tham gia hoạt động Tơ-rốt-kít (Ví dụ như Vương Thực Vị…) đã gặp phải đấu tố kịch liệt rồi sau đó bị giết hại” Đó chính là nguyên nhân dẫn đến Vương Thực Vị bị gác lại.

Năm 1985, tại Hồng Kông, Vương Phàm Tây lại đăng bài trên nguyệt san “Những năm 90” đầu đề là: “Bàn về Vương Thực Vị trong vấn đề (sự kiện) của Vương Thực Vị” cứ xưng xưng nói phải: “Xác nhận sự thực là ông ấy và tôi đã có quan hệ giữa những người Tơ-rốt-kít của Trung Quốc”.

Vương Phàm Tây nói hắn ta và Vương Thực Vị vốn là bạn học cũ của Đại học Bắc Kinh những năm 20, và cũng sinh hoạt trong một chi bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó Vương Thực Vị mất liên lạc với Đảng đồng thời cũng không liên hệ được với mấy đồng chí trong chi bộ Đảng. Mùa xuân năm 1930, hắn ta gặp Vương Thực Vị tại Thượng Hải đại khái khoảng một năm gì đó, đi lại với nhau không đến 10 lần. Cùng qua lại thăm hỏi lẫn nhau còn có Trần Kỳ Xương (Trần Thanh Thần), cũng là bạn cũ ở Đại học Bắc Kinh và còn là người giới thiệu cho Vương Thực Vị vào Đảng. Lúc đó Vương Phàm Tây và Trần Kỳ Xương đã tham gia phái Tơ-rốt-kít. Bọn họ đã cùng với Vương Thực Vị nói về quan điểm, chủ trương của phái Tơ-rốt-kít. Vương Thực Vị đã tán thành một số quan điểm của chúng. Nhưng phản đối bọn họ bè phái.

Cũng lúc đó, Vương Thực Vị cưới Lưu (cũng là bạn học trường Đại học Bắc Kinh). Cuộc sống rất khó khăn, phải dựa vào tiền nhuận bút viết sách và tiền phiên dịch để sinh sống. Vương Phàm Tây cũng đang định tụ tập mấy người bạn để cùng nhau dịch quyển “Tự truyện” của Tơ-rốt-kít và hẹn Vương Thực Vị dịch hai chương trong tập sách đó là “Niu Oóc” và “Tập trung trong doanh trại”.

Trong “Tập hồi ký Song Sơn” khi viết về Vương Thực Vị, Vương Phàm Tây còn nói: “. … phản Tơ-rốt-kít (Ví dụ như Vương Thực Vị), còn ghi chú thích với câu này là: “Câu nói này cũng chưa thật xác đáng lắm. … Vương Thực Vị, Trần Kỳ Xương và tôi tuy có quan hệ tương đối mật thiết lâu dài, nhưng về mặt tư tưởng, anh ta còn có một số ý kiến đối với phái Tơ-rốt-kít (Đặc biệt là việc lý giải về văn học). Có thể nói anh ta trước sau vẫn chưa phải đã tham gia hẳn tổ chức của phái Tơ-rốt-kít Trung Quốc (nguyên văn). Chúng ta có thể nói Vương Thực Vị là người có cảm tình với phái Tơ-rốt-kít, chứ không thể nói anh ta là phần tử Tơ-rốt-kít”. – Vương Phàm Tây còn nói trong sách rằng: “Cần phải thanh minh hai điểm là: Khoảng thời gian những năm từ 1929 đến 1934, Vương Thực Vị mất liên lạc với Đảng. Vì muốn tham gia lại tổ chức, lúc đó ông ta thực sự rất lưỡng lự giữa hai phái “Phái Trung ương và phái Đối lập”.

Nhưng cuối cùng ông tham gia phái đầu tiên chứ không tham gia phái sau. Mà việc này lại hoàn toàn do quyết định của chính ông. Sau khi ông quyết định gia nhập lại tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì đoạn tuyệt luôn không qua lại với bạn bè thuộc phái Tơ-rốt-kít nữa”.

Năm 1986 Ôn Tế Trạch, đọc được bài viết này ông cho rằng những câu nói này của Vương Phàm Tây được viết vào năm 1985 là phù hợp với những gì mà Vương Thực Vị đã báo cáo với Ban tổ chức Trung ương từ năm 1941, đây có thể loại bỏ được “chướng ngại” cho việc sửa sai đối với Vương Thực Vị.

Cũng chính lúc này, Uỷ ban biên tập văn kiện Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đang biên tập và sắp xuất bản “Tuyển tập Trước tác Mao Trạch Đông”. Trong quyển: những bài nói chuyện ở Hội nghị mở rộng Công tác của Trung ương” có chỗ nói đến Vương Thực Vị. Người biên soạn và chú giải còn thêm vào giải thích hướng điều tra và nghiên cứu về Vương Thực Vị. Cuối cùng trong lời chú giải trang 486 đã ghi rõ như thế này:

“Vương Thực Vị (1906 – 1947) là người Hoàng Châu, Hà Nam là dịch giả và còn viết một số bình luận văn học và tạp văn. Ông đã từng là cán bộ nghiên cứu đặc biệt của phòng Nghiên cứu Văn nghệ thuộc Viện Nghiên cứu Trung ương ở Diên An, qua căn cứ vào điều tra, ông không phải là gián điệp, đặc vụ ẩn nấp của Quốc dân đảng.

Đến tháng 8 năm 1946 sách này được xuất bản, đã loại bỏ và sửa sai một cách công khai việc chụp mũ cho Vương Thực Vị là gián điệp,đặc vụ ẩn nấp của Quốc dân đảng.

Tháng 11 năm 1986, Ôn Tế Trạch viết báo cáo gửi lên Ban tổ chức Trung ương và lại một lần trình bày việc sửa sai vấn đề Vương Thực Vị.

Trong báo cáo, ông ta còn kiến nghị phải tổng kết lại từ những bài học kinh nghiệm việc phê phán Vương Thực Vị đến việc phê phán trong “Đại cách mạng văn hoá “Ngõ ba nhà”. Nhưng sau mấy tháng báo cáo gửi lên, không rõ vì sao vẫn bị gác.

Ngày 4 tháng 3 năm 1988, ông ta lại viết tiếp báo cáo nữa. Ngày 13 tháng 5 năm 1988, có một đồng chí trong Ban tổ chức Trung ương gọi điện thoại cho ông và nói: Báo cáo đó đã được chuyển sang Bộ Công an, vì hổ sơ vụ án của Vương Thực Vị ở chỗ các anh ấy, hơn nữa Ban tổ chức Trung ương đã phối hợp với Bộ Công an làm tốt công tác điều tra lại rồi.

Ngày 30 tháng 6, Bộ Công an cử hai đồng chí còn trẻ tuổi trao đổi với Ôn Tế Trạch. Ý kiến tập trung nói về vấn đề điều tra lại việc Vương Thực Vị với phái Tơ-rốt-kít. Họ cho rằng nhất định phải tích cực điều tra lại và làm rõ vấn đề này. Sau đó, họ phải mất thời gian mấy tháng mới tìm ra được tất cả những manh mối chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp để đủ chứng minh việc đó. Cuối năm đó họ mới viêt được báo cáo điều tra lại ban gác lại thêm một thời gian nữa. Đến ngày 7 tháng 2 năm 1991, cuối cùng Bộ Công an mới ra quyết định sửa sai đối với Vương Thực Vị.

Như vậy, sau 49 năm vụ án oan Vương Thực Vị cuối cùng đã được sửa sai triệt để”.

VN88

Viết một bình luận