Đọc tâm sự thoát cảnh tuyệt tự khi mang thai hộ tại chuyên mục tình yêu giới tính hay Truyenphimsex.com nói về thoát cảnh tuyệt tự khi mang thai hộ
Tâm sự thoát cảnh tuyệt tự khi mang thai hộ
Gia đình hai bên đều con một, lấy nhau 2 năm, chị Hoa bị lạc nội mạc tử cung phải cắt bỏ dạ con.
Chuyện sinh con nối dõi với vợ chồng trẻ nhà ở quận 6, TP HCM như cảnh cửa đóng sầm trước mặt. Tia hy vọng của cô giáo Hoa và ông xã bỗng được nhen nhóm khi chị Hoa biết thông tin Bộ Y tế đề xuất việc cho phép mang thai hộ.
“Dù biết chỉ là đề xuất nhưng thông tin này khiến em mừng rơi nước mắt. Cả ngày hôm nay vợ chồng cứ nhắn tin với nhau liên tục bởi đây chính là hy vọng duy nhất để vợ chồng tôi có được người nối dõi”, cô giáo tuổi mới ngoài 30 nói.
Anh Huân chồng chị Hoa kể, anh và bà xã đều là con một, hai người cưới nhau được hơn một năm thì chị bị bệnh lạc nội mạc tử cung ở giai đoạn nặng. “Ngày bác sĩ gọi vào cho biết phải cắt bỏ tử cung mới cứu được Hoa, với tôi đất trời như sụp đổ bởi cả hai dự định năm sau sẽ có con”, người chồng nói.
Hình minh họa thoát cảnh tuyệt tự khi mang thai hộ
Cũng theo anh Huân, thương chị Hoa nên dù rất muốn có cháu nối dõi song gia đình anh vẫn không nỡ giục anh đi lấy vợ khác. “Bước đường cùng chắc hai đứa đành phải đi tìm con nuôi”, Huân nói.
Cùng cảnh phải “nuôi chó nuôi chim cho đỡ buồn” vì không thể có con, vợ chồng chị Tuyết anh Lâm nhà ở quận Bình Thạnh cho biết “nếu luật cho phép người mang thai hộ thì không còn gì vui bằng”.
Chị Tuyết cho biết, đám cưới được nửa năm thì tôi phát hiện mình bị u xơ tử cung, căn bệnh vốn chỉ xảy ra ở người có tuổi không hiểu sao tôi mắc phải. “Ngày biết mình vĩnh viễn không thể làm mẹ, tôi và ông xã ôm nhau khóc suốt mấy đêm liền. Thấy chị thảm quá, cô em gái tôi chấp nhận mang thai hộ nhưng bác sĩ không dám làm vì luật không cho. Giờ chỉ còn biết hy vọng đề xuất của Bộ Y tế thành hiện thực”, chị Tuyết nói.
Quá khao khát có con, không chịu bó tay chịu trận như vợ chồng chị Tuyết, chị Hoa, một số ít người đã rao trên mạng để tìm người mang thai hộ, tuy nhiên “công cuộc tìm con” không phải dễ dàng. Hai vợ chồng chị Thuận cùng 34 tuổi nhà ở Hóc Môn là một ví dụ.
Mắc chứng u xơ phải cắt bỏ tử cung chỉ vài tháng sau cưới, buồn bã vì không thể làm mẹ, chị Thuận đòi chia tay chồng, thương vợ, ông xã chỉ đã làm mọi cách từ tìm người môi giới mang thai hộ, rồi lên mạng đăng tin nhưng gần 2 năm nay vẫn chưa có kết quả.
“Một lần tôi tìm được người chấp nhận mang thai nhưng lại ra giá 200 triệu đồng, số tiền vượt quá khả năng của hai vợ chồng. Lần khác một phụ nữ chấp nhận xin con cho chúng tôi với chi phí 100 triệu nhưng năn nỉ mãi mà bác sĩ không chịu làm vì sợ vi phạm luật. Khó một điều là để đưa bé vào dạ con của người mang thai hộ phải thực hiện ở các bệnh viện lớn nên không phải muốn là làm được, chồng chị Thuận nói.
Theo các bác sĩ Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, tình trạng không thể có con do vợ không còn tử cung hoặc thể trạng quá yếu không đủ sức mang thai không phải hiếm gặp. “Nhiều người đến bệnh viện tha thiết được thủ thuật thụ tinh ống nghiệm rồi cấy vào tử cung người chấp nhận mang thai hộ nhưng chúng tôi không thể làm”, một bác sĩ nói.
Các bác sĩ Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM cũng cho biết, không ít trường hợp em gái hay chị gái ruột chấp nhận mang thai cho người thân, tuy nhiên quy định không cho phép nên không thể thực hiện.
Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP HCM, về mặt chuyên môn, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm từ trứng và tinh trùng của bố mẹ sau đó đưa vào tử cung của người mang thai hộ là không khó.
“Hiện nay, các bệnh viện sản tuyến trên hoặc các trung tâm hỗ trợ sinh sản đều có thể thực hiện được. Vấn đề là luật vẫn chưa cho phép”, bác sĩ Tường nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, mang thai hộ là một thành tựu của y học, là một tiến bộ vượt bậc để biến mơ ước không thể làm mẹ của rất nhiều phụ nữ được trở thành hiện thực. Bản chất “mang thai hộ” là hết sức nhân văn vì là sự giúp đỡ của một người phụ nữ này đối với người phụ nữ khác để sinh ra những đứa trẻ. Trong khi đó hiện nay, luật vẫn chưa cho phép.
Hai nhóm người nếu muốn có con thì chỉ còn cách duy nhất là mang thai hộ. Những phụ nữ có tử cung không bình thường (tử cung bị dị dạng, tử cung bị bệnh lý như u xơ hay bệnh về nội mạc, do tai biến sản khoa trước đó phải cắt tử cung. Thứ hai là những người sức khỏe không cho phép để mang thai, như mắc bệnh.
Vấn đề sẽ tiếp tục được lấy ý kiến và kết luận cuối cùng có thể sẽ được đưa vào dự thảo luật Hôn nhân gia đình sửa đổi trình Quốc hội phê duyệt vào tháng 10 tới.
Tình yêu giới tính hay tại Truyenphimsex.com