VN88 VN88

Tâm sự ba dùng bạo lực ép mẹ ký đơn ly hôn

Mời các bạn đọc tâm sự cuộc sống ba dùng bạo lực ép mẹ ký đơn ly hôn hay nhất tại Truyenphimsex.com về tâm sự cuộc sống.

Ba nhiều đêm không về nhà, mẹ cũng tìm hiểu người này kẻ khác. Nhưng mẹ chẳng có thể làm gì để cứu vãn cuộc sống hôn nhân của mình. Ba chửi bới, dọa dẫm và thậm chí dùng bạo lực để uy hiếp mẹ phải ký vào tờ đơn ly hôn đẫm nước mắt.

Không ai có thể lựa chọn cha mẹ cho mình khi sinh ra, chính xác là thế. Dù có thế nào đi nữa thì ngay lúc này tôi cũng không thay đổi được gì cho cuộc sống của mình. Nghèo túng là điều tôi chứng kiến từ khi còn nhỏ, đến khi nhận thức được gia cảnh mình với bạn bè, điều đó làm tôi ám ảnh đến tận giờ. Chả ai muốn nghèo túng đeo bám, rất có thể khi người ta thiếu thốn, cuộc sống sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn và khó khăn hơn.

Trước kia gia đình tôi gồm ba người sống chung với nhà nội. Người với người, ngày qua ngày đã có nhiều chuyện xảy ra, huống chi nghèo, thiếu thốn khiến mọi thứ thêm ngột ngạt hơn. Ba mẹ tôi hạnh phúc? Tôi không nghĩ vậy. Tiền bạc là vấn đề ba mẹ tôi phải đương đầu để mưu sinh, để đủ ăn đủ mặc. Nhưng những người lao động bình thường như họ khó có thể xây dựng một nền tảng tốt về kinh tế, một gia đình ấm no mà không cần lo toan về mọi thứ.

Tâm sự ba dùng bạo lực ép mẹ ký đơn ly hôn

Lớn lên trong sự chứng kiến những cảnh bất đồng, xung đột, và đôi khi là cả bạo lực trong gia đình mình, mọi thứ đó như vẫn hằn sâu trong tâm trí tôi. Mẹ đã khóc, đã khổ và hy sinh cũng không ít. Tôi thương mẹ, thương cho sự hẩm hiu của đời mẹ và cả cho sự khó nhọc mà tôi trải qua.

Đến tận bây giờ, tôi, mẹ và ba vẫn không có chung một tấm hình nào. Sóng gió như ùa tới gia đình khi ba cất bước theo một tiếng gọi mới, theo một sự lựa chọn mới. Mẹ đã hoài nghi nhiều lần khi cô ấy xuất hiện trước mặt mẹ, tại nhà của tôi.

Theo như tôi biết, ba và cô ấy là tình nhân cũ của nhau. Lúc họ gặp lại, ai cũng có gia đình và cả hai gia đình đều chỉ có mỗi một đứa con trai. Như một sự linh cảm bản năng của người phụ nữ, mẹ đã nghi ngờ mối quan hệ nhập nhằng giữa ba và cô ấy. Chuyện gì đến cũng đến, cái gai trong bọc cũng lòi ra như đâm sâu một vết thương cho mẹ. Họ dần công khai quan hệ của mình.

Ba nhiều đêm không về nhà, mẹ cũng tìm hiểu người này kẻ khác. Nhưng mẹ chẳng có thể làm gì để cứu vãn cuộc sống hôn nhân của mình. Ba chửi bới, dọa dẫm và thâm chí dùng bạo lực để uy hiếp mẹ phải ký vào tờ đơn ly hôn đẫm nước mắt. Khi đó, nhà nội cũng có sự ngăn cản và khuyên nhủ. Nhưng với bản tính cộc cằn đôi khi đáng sợ của ba thì mọi chuyện không thể thay đổi được gì nữa.

Lần đầu mẹ ra tòa để hòa giải, tôi có đi theo. Ba mẹ vào phòng riêng, khi đó một thằng học sinh lớp 7 như tôi cũng chỉ biết ngơ ngác nhìn từ tấm gương. Hòa giải bất thành. Những cuộc cãi vã nổ ra một nhiều hơn, sự uy hiếp đến đáng sợ của ba đã lấn át đi sự van xin của mẹ.

Tôi còn nhớ rất rõ khi chứng kiến cảnh tượng ba mẹ to tiếng xung đột, tôi đã nằm khóc một mình trong phòng. Người bên cạnh tôi lúc đó chính là bà nội, người mà đến bây giờ tôi vẫn còn quá ít kỷ niệm. Bà ôm tôi vào lòng, tôi thấy lạ lẫm nhưng cũng ấm áp nhường nào. Những người lao động bình dân như gia đình tôi thì quan tâm làm gì đến tình cảm và sự thể hiện nó hàng ngày nên cái khoảnh khắc ấy, cái ôm của nội làm tôi nhớ rất rõ.

Sau bao sự căng thẳng của người lớn, mẹ tôi chấp nhận ký vào đơn ly hôn nhưng xin được ở lại nhà nội buôn bán nuôi tôi. Có vẻ rất khó nghe nhưng đó cách cuối cùng để một lần nữa mẹ hy sinh vì tôi. Còn ba thì dọn đến ở chung với người phụ nữ kia và dĩ nhiên cô ta cũng giải quyết ổn thỏa xong chuyện gia đình mình.

Một buổi sáng thức dậy, tôi biết đây là ngày ba mẹ ra tòa lần cuối để giải quyết. Mẹ và tôi cùng đi đến tòa án, nơi tôi không nghĩ sẽ phải đến một lần nữa. Hôm ấy, một điều ngạc nhiên ngoài sức tưởng tượng. Con chó mà mẹ nuôi như thấu hiểu được tâm trạng của bà nên đã rượt theo tôi và mẹ cho đến gần tòa án. Một đoàn đường khá xa, giữa phố xa Nha Trang nhộn nhịp, con chó vẫn cứ rượt theo. Tôi và người cô của mình phải chở nó về nhà, còn mẹ ở lại tòa án một mình.
Tôi nghe kể lại rằng, khi đã giải quyết đơn ly hôn, mẹ đã khóc như một đứa trẻ. Sau này lớn, tôi mới hiểu dần tâm trạng của mẹ lúc đó. Có người phụ nữ nào lại không khóc khi hôn nhân đổ vỡ, chấp nhận ngậm đắng nuốt cay ở lại nhà nội mà buôn bán nuôi tôi đến năm 18 tuổi? Khi đó ba định chở mẹ về nhưng mẹ tự mình bắt xe ôm.

Trên danh nghĩa giấy tờ, ba sẽ chu cấp cho tôi hàng tháng là 300 nghìn đồng. Thời điểm ấy là năm 2006, 2007 thì số tiền đó thật sự không nhỏ với hoàn cảnh của tôi. Nhưng đó là chỉ câu chữ, thực tế lại khác. 100 nghìn đồng/ tháng đã quá mừng để tôi đóng tiền học thêm của một môn duy nhất. Bạn bè không ai biết gia đình tôi như thế, bản thân tôi lại tự ti và chạnh lòng nên cũng chẳng chia sẻ với ai.

Người đời mỉa mai, soi mói cho cuộc sống của tôi và mẹ. Họ nói ba tôi đã nghèo mà còn vẽ vời trai gái, ăn ở chung chạ. Người khác lại nói mẹ tôi khờ dại khi quyết định ở lại nhà chồng nuôi con. Nhưng cũng chẳng còn cách nào khác khi ba mẹ chẳng có tiền mà dành dụm chút vốn liếng, làm sao có nổi căn nhà phân chia tài sản.

Tôi đã rất buồn, buồn cho sự việc do ba gây nên và còn thấy thương cho mẹ. Nếu không có ông bà nội đứng ra bảo lãnh cho mẹ con tôi ở lại, thì khó có thể tìm được chỗ chui ra chui vào. Một lần nữa, tôi thấy sự nghèo túng làm nảy sinh mâu thuẫn gia đình đông người. Mẹ tôi rất thẳng tính, không xua nịnh hay o bế ai cả. Nói thật, mẹ sống ít được lòng cô, chú, bác bên nội.

Tôi càng lớn càng thấy xấu hổ và tủi thân với người đời. Trong một căn nhà không phải thoải mái, bao nhiêu con người, bao nhiêu cá tính đã làm tôi càng thêm thương cho sự hy sinh của mẹ. Sống chung chạ biết bao vấn đề nảy sinh, bao nhiêu mâu thuẫn đố kỵ. Còn ba tôi, lâu lâu ghé vài bữa, cả tháng thì tôi trông chờ 100 nghìn đồng ít ỏi. Sao mà số phận mẹ con tôi cùng cực đến thế. Nhưng đó mới chỉ là một phần câu chuyện. Tôi và mẹ còn nhiều khó khăn trước mắt để vượt qua nữa.

(Tâm sự cuộc sống Truyenphimsex.com)

VN88

Viết một bình luận