Ngọc nhớ lại ngày đâu tiên dọn về nhà Toàn. Ông chủ nhà có nhắn nhủ: “Nhà này ít khách lắm, phận mình đi ở share phòng, tốt hơn mình đừng cho ai biết địa chỉ. Ở đời kẻ tốt, người xấu biết đâu mà mò.”
Khi không Ngọc lại bi đưa vào hoàn cảnh trên đe dưới búa. Với ông chủ nhà, Ngọc không muốn ông ta buồn. Với ông thầy dạy Anh văn, Ngọc không ưa gì ổng, nhưng cái báo cáo về khả nãng Anh ngữ yếu của mình, Ngọc rất cần.
Thấy ngllời thiếu phụ tự dưng mất hồn, thầy Hòa
nhắc lại:
– Chắc Ngọc đi bộ về hả?
– Dạ, dạ….
Ngọc trả lời luôn một lúc hai tiếng dạ, hy vọng được thầy Hòa quên cái vụ “nhà gần”.
Thầy Hòa đâu có chịu buông tha:
– Mẹ con Ngọc share ở đó bao nhiêu một tháng vậy?
– Cũng rẻ thôi, người ta quen mà!
Hòa nhìn ra ngoài, thấy học trò đã về gần hết, thầy “thả dê”:
– Nhà đông người không Ngọc?
– Ít thôi.
Tức tức trong bụng, Ngọc trả lời cà giựt cà giựt, trong khi đó thl thầy Hòa lại hiểu râm, tưởng là Ngọc còn giận đỗi vụ hăm he hồi nãy.
– Ngọc yên chí đi. Cùng là đồng hương với nhau, giúp được gì thì mình giúp mà.
Ngọc cười, cái miệng méo xẹo. Trời mùa đông, nhưng trong phòng kín gió, cuộc đối thoại miễn cưỡng gây cho Ngọc thêm nóng nực trong người. Ngọc đưa bàn tay thon thon vì ít làm lụng, mớ hai khuy áo gần cổ cho dễ thớ. Môt mảnh đa tam giác màu trắng lộ ra phần trên ngực. Chuyện này đối với Ngọc hết sức tự nhiên, xảy ra vì thời tiết. Nhưng thầy Hòa thì tưởng là nàng có dụng ý anh ta làm bộ ngó lên trần hít hà, cái kiểu đã đời của kẻ “ngậm ớt cay nhỏ nước miếng.”
Lợi dụng lúc đó, Ngọc nói nhanh: “Thôi, em về trước nghe thầy.” Không chờ cho Hòa có ý kiến, Ngọc phóng mình ra khỏi lớp, đi nhanh một hơi.
Thứ bảy nghỉ học, Ngọc đến trưừng dự buổi hội thảo với chủ đề “Tương lai của người ty nạn.”
Hai tiếng đồng hồ ngồi giam mình nghe thuyết trình viên bàn thảo về cuộc sống và chương trình tự lực cánh sinh của những thân phận như Ngọc, nàng nghe mà hồn tay phóng lớn, chằng chịt chỉ. Có hai người đàn bà ngồi sẵn đó từ bao giờ. Thấy Ngọc và Loan bước vào, họ hơi bẽn lẽn. Cùng một tâm trạng với nhau, họ cảm thấy có một cái gì thiếu tự tin đang toát ra nơi những người có cùng chung một mục đích. Loan vừa ngồi xuống ghế vừa giở giọng xã giao:
– Chắc mấy chị đang chờ thầy coi?
Loan hạ thấp giọng chữ “thầy” ra đìêu kính trọng như sợ phạm húy.
– Dạ. Người dàn bà mặc áo hường đáp lại, ngắn gọn có bao nhiêu đó.
Mùi hương từ phòng trong bay tỏa ra ngào ngạt.
Ngọc cảm thấy ngây ngây trong người. Hơi giông giống không khí của Lăng òng Bà Chiểu thuờ Ngọc còn nhỏ theo mẹ đến đó đc xin xăm.
Giờ giấc ở đây trôi qua thật chậm, có lẽ thân chủ đang được thầy coi có nhìêu khúc mắc nên mới lâu như vậy Hai bà khách đến trước Ngọc ra chìêu bải hoải, họ đang nhắm mắt, ngáp dài mấy phát.
Bất chợt có tiếng mở cửa phòng. Một người đàn bà mắt đỏ hoe từ trong bước ra, phía sau là “thầy.” Loan ngồi bên cạnh. đã đứng lên cúi đầu chào “thầy” từ hồi nào. Ngọc hơi ngạc nhiên thấy thầy còn quá trẻ, da dẻ hồng hào. Thầy mặc bộ bà ba màu nâu càng làm nổi bật màu da trắng trên khuôn mặt láu lỉnh của thầy.
Hai người khách chờ nãy giờ, thấy thầy cũng đứng dậy cái rụp. Họ cúi đầu chào thầy một cách khúm núm. Một trong hai người này hình nhưlà thân chủ quen thuộc của thầy. Cô ta lên tiếng:
– Chờ thầy lâu quá đó thầy. Bữa nay em dẫn người bạn đến nhờ thầy coi giúp.
Miệng thầy rộng, nớ nụ cười dài gần một gang tới mang tai:
– Ờ ờ. vô đây
Hai người khách cùng định vào phòng thầy một lượt.
Thầy lấy tay ngăn lại:
– Bói toán không ai được nghe chuyện bí mật của ai cả. Một người thôi. Thầy gằn giọng mạnh.
– Tụi em là bạn thân mà thầy.
– Vợ chồng còn không được, huống gì là bạn thân?
Giọng thầy chắc nịch, khiến người khách áo hường chùn bước. Cô ta đưa tay đẩy nhẹ bạn mình:
– Thôi, chị vào trước đi. Em quen quá, bữa nào coi cũng được.