Tự nhiên bà khách đờ đẫn cả người. Bà lẩm nhẩm:
“Con’mẹ này hên quá, có chửa với thầy, còn hơn lạc động đào nguyên. Hồi đó mình hai ba tháng mới được một rân, vậy mà đã muốn điên người, đã muôn quên tên quên tuổi. Con mẹ này vẫn còn tỉnh táo, như vậy công lực con mẻ không phải tầm thường đâu.”
Thầy Phú Sĩ thấy Ngọc với bà khách nói chuyện có vẻ tương đắc quá, sợ bể, thầy lết tới vả lả:
– Bà bác sĩ khỏe hông?
Bà khách hất cằm lên:
– Khỏe chớ thầy.
Bà trả miếng:
– Thầy thì chắc mệt.
Thầy làm bộ như không hiểu ý khách:
– Mệt thì cũng có mệt, nhưng mình phải ráng.
– Cũng tại mình thôi. Tự do không chlu, nhè đeo cái gông còn than thở làm gì…
Mẫu đối thoại nửa đen nửa trắng của hai người, khiến Ngọc khó chịu. Nàng lên tiếng:
– Anh mệt thì lo nghỉ sớm đi, để em lo cho.
Bà khách cười về tính chất ngây thơ của Ngọc. Bà ngó đăm đăm vào mặt Ngọc:
– Tại thầy nói vậy, chớ ăn thua gì chị, còn sớm mà…
Cái giọng điệu quá quắt của bà khách khiến thầy Phú Sĩ hơi ngượng. Thầy đánh trống lảng:
– Bà bác sĩ uống miếng nước đi…
– Cám ơn, cám ơn…
Bà khách trả lời cụt ngủn, rồi bước vội về phía đám khác… đang tụ tập nơi góc tiệm. Thầy Phú Sĩ nắm tay Ngọc bóp nhẹ:
– Sao em khỏe không?
Ngọc dằng tay ra:
– Làm gì mà không khỏe…
Nàng liếc xéo thầy một phát đe dọa. Chuôi mất nàng nhưmột lưỡi dao xẹt ngang cồ thầy. Thầy Phú Sĩ nghiêm nét mặt:
– Em kỳ quá, khi không rồi đồ quạu…
– Quạu gì? Hơi đâu mà quạu với ngữ ấy?
Biết người đàn bà ờ thời kỳ thai nghén thường nóng giận bất thường, thầy Phú Sĩ xuống nước:
– Anh đi lấy nước cho em nghen.
Ngọc không trả lời. Nàng chu chu cái mỏ rồi xì một tiếng dài.
Kể từ giờ phút đó, thầy Phú Sĩ chỉ cà rà tới đám khách đàn ông, nói chuyện thời sự chính tri chính em, hễ thấy bà nào xáp tới gần, thầy xẹt sang chỗ khác.
Mọi hành vi cử chỉ của thầy, đều bị cặp mắt ghen tương của Ngọc bám sát. Ngọc cũng biết, trước khi gặp nàng, thầy Phú Sĩ là “con quỷ.” Nhưng dù biết vậy, Ngọc vẫn không muốn khi “cọc” đã đóng khuôn rồi còn ăn nói khiêu khích với người khác, nhất là những người khách đó đã có một thời kỳ giao du mật thiết với thầy.Ngọc chỉ sợ “ngựa quen đường cũ, hoặc thầy thuộc típ người mau chán, biết đâu lợi dụng lúc nàng bầu bì, thầy lại “ăn chè” với mấy nồi đường cũ.
Mấy ông khách đực rựa, thấy thầy Phú Sĩ để “thẹo” cho Ngọc, họ mừng ra mặt. ít ra thằng cha thầy này cũng bị ràng buộc rồi, có muốn trồ nghề “vụng trộm” cũng e dè hơn. Họ chúc mừng thầy Phú Sĩ nhưng thực ra là để mừng cho chính họ. Có lắm hạng đàn ông thật hèn kém, biết vợ hay lang bang nhưng không dám làm dữ, nhè trút hận thù lên đầu lên cồ đối thủ. Đời sống bên Mỹ này, thay đồi nhanh quá. Sợ vợ gần như là cái bệnh nan giải của mấy ông chồng.
Ngày Ngọc sinh, cũng là ngày nàng được tin đứa em gái của mình vừa vượt biển sang tới Thái Lan.
Thầy Phú Sĩ mang thức ăn vào bệnh viện cho Ngọc, mặt mày hí hửng, báo tin mừng này cho nàng nghe. Đứa bé trai chào đời mới ba ngày, nghe tiếng xầm xì của hai người, bật tiếng khóc oe oe.