Tội nghiệp thằng nhỏ con của Ngọc, Tuấn thức dậy từ lâu Không thấy mẹ, nó đi ra sau bếp, quần một vòng sân, xong trở vào đến trước cửa phòng thầy Phú ~Sĩ~ Nó đứng tần ngần, định xô cửa vào tìm Ngọc, nhưng không dám. Phía trong có tiếng động lạp xạp lọt qua khe cửa ra ngoài. Tuấn biết có người trong đó. Đìêu này làm Tuấn ái ngại hơn. Phải chi biết chác có Ngọc trong ấy, nó dám xô cửa đại vào. Đàng này nó nghĩ là tháy Phú Sĩ đang làm việc nên cứ đứng phân vân. Ngoái đầu về phòng, Tuấn nhìn thấy đôi dép của Ngọc còn để đó, như vậy là Ngọc không có đi ra ngoài. Tuấn liếc vào, thấy có bóng hai người vật nhau. Nó lạ tùng nhìn kỹ hơn. Cảnh tình không có vẻ gì gay cấn cho lắm: có khi tay này nắm lấy tay kia, đầu này húc vào đầu kia, bốn cái chân giao đấu nhịp nhàng. Tuấn liên tưởng họ đang nhồi banh, không có vẻ gì táo bạo cả. Thỉnh thoảng có tiếng vọng nhỏ văng ra “bặt bặt”. Tiếng kêu của một trái banh xì hơi bi đè xuống thảm dầy.
Tuấn nhướng mắt, cốvận dụng nhãn lực nhưng vẫn mù mờ: “ông thầy đang vật lộn với ai vậy kìa không lẽ là mẹ mình”. Tuấn đinh ninh như vậy. Nó nằm mẹp xuống mép cửa, phía dưới thấp gần chạm thảm, hy vọng quan sát kỹ hơn. Quanh tường bây giờ là một cái lằn dài mỏng. Tuấn chỉ thấy được mờ mờ mct cái đùi trắng pha trộn vào một cái đùi khác, nhúc nhlch liên hồi, thỉnh thoảng đạp lẫn nhau. Lạ lùng thiệt, Tuấn không nghe một tiếng nói nào. Cố gắng lắm mới nghe được tiếng thở khì khì khi bổng khi trầm. Tuấn cung tay lên đinh gõ cửa can thiệp, nhưng nhớ tới lời mẹ dặn: “Đừng bao giờ tự nhiên quấy rầy thầy, thầy là chủ nhà, giúp đỡ mẹ con mình nơi ăn chốn ở, lỡ thầy giận thầy không cho tá túc thì khổ lắm.” Tuấn lại thôi và xòe nấm tay ra. Cuối cùng nó nghĩ ra kế, bắt chước người lớn, nó ho ho mấy tiếng. Hai bóng đen trong buồng đang bấu vào nhau, bị tiếng ho phá đám của Tuấn, bật văng ra rời rạc. Tuấn thấy một bàn tay quơ quơ lên, kéo chiếc mền phủ kín hai người.
Thằng nhỏ càng quái lạ hơn, ho một tràng dài. Bên trong vẫn không có ai lên tiếng. Sự im lặng khiến thàng nhỏ hơi ngán. Kinh nghiệm tuổi thơ của Tuấn cho nó biết, khi người lớn giận lên, họ không nói gì mà gương mặt hầm hầm thì nguy hiểm lắm? Tuấn âm thầm lùi lùi trở về phòng. Nó đứng lại trước cửa phòng, nhìn đôi dép Ngọc bùi ngùi. Không biết suy nghĩ sao, hoặc bởi một bực tức, nó cầm đôi dép đập mạnhvào tường kêu bạch bạch, xong nó ném mạnh vào một.góc phòng. Xui cho Tuấn, đôi dép văng trúng cái đa nhôm đựng trái cây, gây ra tiếng động lẻng kẻng…
Trong phòng, thầy Phú Sĩ đã “tỉnh” lại, chỉ có Ngọc thì hơi phờ phạc sau trận “cãi cọ” miễn cưỡng khá gay cấn với đối thủ. Tiếng lẻng kẻng vang động phía bên ngoài thật không đúng lúc, làm cuộcvui lờ dở nửa chừng, giống như kiểu trời mưa rào gặp cơn nắng quái chụp xuống. Học trò đang làm bài thi chuẩn bị kết thúc, trong khi đó lại nghe trống tan giô đánh lên, vừa bực bội vừa ấm ức.
Chiến trường được thu dọn một cách uể oải, thầy Phú Sĩ đưa tay vuết lại mớ tổc vô trật tự bù xù trên đầu. Hai bàn tay thầy gãi gãi khó chịu.
Chẳng bằng, cách đó vài phút, Ngọc đã đùng bàn tay thon mềm của nàng bấu ốâu thầy, không biết có bao nhiêu sợi tóc rụng nhưng thầy vẫn thấy êm ả, tưng tưng, lúc đó thầy có cảm giác như có ai lấy sợi thun non búng khẽ vào hai đường gân thái dương ấm áp một cách lạ lùng. Ngọc ngồi dựa lưng vào tường, mắt đăm chiêu nhìn sâu vào khoảng đen trước mặt. Chiếc thuyền nan đời thiếu phụ lại thêm một lân sóng vỗ. Con sóng kỳ khôi vừa nhu vừa cương đập trúng vào mạn thuyền nàng, nơi những khe hở đã rạn nứt từ ]âu. Ngọc nhớ lại, nàng đã cố gắng hết lòng chèo chống nhưng vẫn phải xiêu vẹo. Nước thấm vào khoang thuyền tỏa rộng mênh mang, lúc đầu Ngọc cảm thấy trôi bồng bềnh, nửa khô nửa cạn. Thật khác xa với cái thuở xuân thì, nàng giỡn bọt nước, chỉ thích được vỡ tan, nhưng rồi đâu cũng vào đấy, hết bọt này tới bọt khác, mong manh nhưng tròn trịa tạo thành. Tiếc bong bóng bao nhiêu, lại muốn đập vỡ bấy nhiêu. Tâm trạng nàng mâu thuẫn bởi những kích thích nửa bến nửa bờ. Bây giờ, tờ giàý thiếu phụ Ngọc đã rách, đang thời kỳ dán lại chờ đợi những giòng chữ mới viết lên, vàng son rực rỡ, không ngờ thầy Phú Sĩ đã dùng con dao bén nhạy đâm rách trở lại đúng ngay đấu vết chờ lành. Như vết xẹo đang kéo da non, ngứa ngáy bị gây tổn thương bật rật.
Ngọc thở hất ra một hơi ngắn, Thầy Phú Sĩ đã đo lường được trọng lượng của hơi thớ này, thầy cười vả lả:
“Anh sẽ lo liệu cho em”. Tiếng anh thầy xưng ngọt sớt, chẳng bù lại tiếng “thầy” xa cách lúc trước đó một giờ.
Trong bóng tối lờ mờ, hàm rãng thầy nổi trắng lên qua nụ cười duyên, Ngọc muốn buông lời thống trách nhưng lại thôi. Trống treo ai dám đánh thùng, bố không ai dám dở mùngchun vô’? Trong hoàn cảnh này, trái ngược lại: Chính Ngọc đã dởmùng thầy. Thầy là một con người, ai thấy muỗi mà không dang tay đập. Đập mạnh hay đập khẽ cũng phun máu, máu dính vào tay là coi như ăn tiền. Ngọc chỉ hậm hực có một đìêu là thầy đập khẽ quá. Thầy thường dùng ngón tay trỏ búng vào cánh muỗi khiến muỗi phải tránh né, bất thần thầy nhết Ngọc vào lòng bàn tay, khiến nàng ngộp thở, sau đó thầy mới ra chiêu.
Thằng con Ngọc là thàng phá đám. Bình thường nó ngủ dậy rất trưa, bữa nay mấc chứng gì nó thức sớm hơn, khiến cuộc chiến tàn lúc chưa phân thắng bại. Đây chỉ mới là theo ý nghĩ của Ngọc thôi, chớ đối với thầy Phú Sĩ thì coi như xong rồi. Bài luận văn hay dở không cần biết, chỉ khó là lúc nhập đề, lung khởi hay trực khởi không quan trọng, miễn thầy mớ được ý là tốt rồi. Cá đã vào nôm như cá mắc cạn, đánh vẩy lúc nào không được.
Không thấy Ngọc nói tiếng nào, thầy Phú Sĩ cũng ngồi yên, xếp bàng hai chân chéo lại tỉnh dưỡng. “Thiệt không uồng công nôm cá, con cá trạch mình dây trắng bóc, hớ hớ da non, lúc đầu trật vuột nắm được đầu chiếc đuôi cong cong giãy giụa, càng giãy càng gây cảm giác mạnh. Ôi cuộc đời tì liệt nhìêu ý nghĩa.”
Đời thầy nôm cũng khá nhiều cà, đủ loại cá. Nhưng với con cá trạch Ngọc quả là kỳ bí, ở nàng có những ngượng ngùng e âp rất con người. Cũng ở nàng có nìlững chống đối chừng mực khít khao như đôỉ đũa so le lúc cao lúc thấp, vậy mà miếng ăn nào cũng gắp trúng. Hay là ở chỗ đó. Thầy thay đổi định kiến đã có nơi thầy từ lâu về những người đàn bà một lần lửa.
Ngọc không giống người đàn bà nào, cũng như không giống bất cứ chiếc ghe nào thầy đã chèo qua. Chiếc dầm bơi của thầy hình như có lúc chạm phải sình non, lắc lư đúng cách, lúc lún sâu, lúc hời hợt. Âm thanh của tiếng chèo thánh thỏt, bổng trầm. Nghĩ đến đây thầy sướng một cách vô tình, thầy quên có Ngọc đang đứng đó, thầy cất giọng hát nhẹ: “Nắng chia nửa bãi chiều rồi, vườn hoang trinh nữ khép đôi lá sầu, giọt buồn con nhện giăng mau, em ơi nhắm … anh cào gang chân”. Tự nhiên thầy đổi lời ca ở câu chót, khiến Ngọc tức cười đổi lời ca ở câu chót, khiến Ngọc tức cười. Nàng đưa tay bụm miệng lại, sợ âm thanh văng ra khỏi phòng, thằng Tuấn con nàng nghe được kỳ quá.
Qua cái lần “xông thuốc” ái ân chụp giựt của thầy Phú Sĩ, Ngọc từ là một người ở share phòng đã bước lên giai cấp mới: Bà chủ nhà, chủ luôn cả thầy Phú Sĩ việc này chắc cũng do trời khiến. Lâu nay thầy Phú Sĩ là tay nhà nghề “hái hoa bẻ lựu” li chi. Ăn xong là chùi mép cái rột, thỉnh thoảng dỉnh sót lại chút mỡ, chứ không đến đỗi để kẹt phé. Vậy mà lần này không hiểu tại sao với Ngọc, thầy lại kẹt sợi tóc. Ở đời ai mà ngờ được tính toán cho mấy cũng không qua số mạng. Chính thầy là một nhà tướng số thì chuyện này phải được tin như vậy, khác với chuyện cỡi ngựa. Con ngựa chứng thường bị kềm bởi tên nài dữ. Đằng này thầy Phú Sĩ, một tay quái đản, lại phải khuất phục trước Ngọc, một thiếu phụ rất tơ lơ mơ đối với kinh nghiệm đời.
Khi người ta đã “ghiền” rồi thì cái gì cũng xơi. Trong trường hợp của thầy Phú Sĩ phải được phán đoán như vậy. Thầy thiệt là ghiền Ngọc. Một Ngọc thiệt thà, chân chất, tự nhiên, quê mùa, không biết đớm điếu là gì ơ nàng như cái bánh ít mới được bóc vỏ, ở đó kết tụ lại mùi thơm của đường tán, màu vàng của mía, ngọt bùi của đậu xanh, những nhấp nhô gợi cảm kỳ thú.
Chuyện thầy Phú Sĩ “ghiền” Ngọc và coi nang như chủ nhà đã là nỗi đau xót và bực tức cho một số các bà nguyên là nữ thân chủ của thầy. IIọ mớl chính là những người thắc mắc nhất, không hiểu tạl sao thầy Pnú Sĩ “tu tỉnh” nhanh như vậy. Họ âm thầm “nghiên cứu” về Ngọc. “Con mẹ này coi bộ chằn ăn trăn quấr” lắm sao, đã khiến cho thây Phú Sĩ, một yên hùng giỏi nghề “hái hoa bẻ lựư’ đã vội về hưu. Càng tìm hiểu đối tượng, họ càng ngỡ ngàng hơn. “Con đó chỉ là một người tỵ nạn mới tới, không tiền không bạc, nhan sắc thì cũng ở mức trung bình, cái độ “văm” của vóc dáng cũng không lấy gì làm nồng cháy cho mấy, vậy mà sao thầy lại mê nó?” Thầy mê tới độ bỏ bê công chuyện làm ăn bói toán của thầy. Người ta kể răng, bây giờ thầy lười tiếp khách lắm, hoặc thầy chỉ tiếp khách đàn ông hay mấy bà già trầu. Nhìêu người gọi điện thoại tới than phiền thì thầy tránh né, cho rằng đang cần tinh dưỡng tinh thần để viết một bộ sách bói dlch về Âm Dương Chấn Động Pháp. Thắc mắc như vậy cũng không phải là vô cớ, bởi kbông phải không có thầy, mấy mụ quái tặc này không tìm ra nơi khác giải trí trong lúc động cớn xuân tình. Nhưng ở thầy Phú Sĩ có những đlều rất đặc biệt khiến mấy bà nay rất “khoái” khi tới với thầy, nhất là nghề nghiệp của thầy, glống như một bức màn kín để che dấu nhưng tệ đoan tình dục nơi các bà.” Mấy ông đực rựa bên Mỹ này, thường rất dễ dãi để cho mấy bà vợ tới lui với mấy nhà chiêm tinh gia. Cấm gì thì cấm, chớ khi vợ đòi đt coi bói là mấy ông phải chìêu theo, đó là sở thích linh thiêng của mấy “mệ.” Có nhĩeu ông chồng bất lực tớỉ độ, biết vợ mình đi tới đó có cái gì trục trặc xảy ra nhưng cũng đành làm lơ, vì dù sao đối với bàng quan thiên hạ thì chuyện mê bói toán tử vi của mấy bà là chuyện rất thường tình. Có sứt mẻ một chút ái ân vì mất thầy thì cũng không ai biết. Thầy Phú Sĩ xưa nay nhờ cái “maque” này mà thầy đã chèo không biết bao nhiêu chiếc thuyền qua sông. Thuyền non, thuyền già, thuyền sồn sồn đủ cỡ, Nhờ ngụy trang dưới lớp con sông bói toán, thầy vớ được nhìéu của thơm như múi mít.
Nay tự dưng sau khi gặp Ngọc rồi, thầy “đóng cửa rút cầu”, đìêu này khiến mấy bà khách cửa thầy thắc mắc. Họ thắc mầc không biết “ở con mẹ Ngọc này có cái gì ghê gớm lắm sao mà thầy phải hy sinh cả “tình yêu và sự nghiệp” to lớn đến như vậy. Thầy vẫn hường trả lời một số thân chủ phái yếu ái mộ thầy khi gọi đến: “Bây giờ thầy đã quyết định rồi, số mệnh thầy phải lấy vợ mà vợ thầy là cô Ngọc hiện ở share phòng nhà thầy. Cô ta là Ngọc Nữ bị đầy, kiếp trước thầy làm chuyện không phải với nàng. Kiếp này thầy phải đền đáp lại.” Thầy vẫn mang chuyện linh thiêng trời đất ra làíà lý do giải thích tại sao thầy phải nhận Ngọc làm “bà chủ”. Nghe thì nghe vậy nhưng mấy “khứa” của thầy vẫn bán tín bán nghi. Họ không bằng lòng lối giải thích đó. Họ luôn cho rằng NGọc phải là một cái gì ghê gớm lắm, mới khiến thầy phải “chịu phép” như vậy.