VN88 VN88

Thí sinh giảm nhiều trường đại học lo tuyển sinh 2013

Số lượng hồ sơ đăng ký dự thi Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2013 giảm gần 100.000 bộ so với năm 2012 trong khi đó quy mô tuyển sinh của nhiều trường có xu hướng tăng, khiến lãnh đạo nhiều trường ĐH, CĐ lo lắng

Trường đại học lo không có sinh viên

Theo thống kê của Cục Khảo thí, Kiểm định chất lượng giáo dục- Bộ GD-ĐT, tổng số hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH-CĐ tại các địa phương năm 2013 là 1.710.983 hồ sơ, trong đó hồ sơ dự thi ĐH chiếm 79% (1.343.656 hồ sơ), hồ sơ dự thi CĐ chiếm 21% (367.327 hồ sơ).

 

Theo đại diện Bộ GD-ĐT, so với năm 2012, tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi năm nay giảm 6% tương đương với gần 100.000 bộ hồ sơ.

Ông Phạm Hữu Bản, chuyên viên Phòng Giáo dục chuyên nghiệp – Sở GD – ĐT Thái Bình cho rằng có 3 nguyên nhân chính khiến lượng thí sinh ảo ít hơn: Số lượng học sinh tốt nghiệp THPT ít hơn so với 2012, học phí của các trường cao hơn và lệ phí dự thi ĐH, CĐ tăng.

Theo nhiều lãnh đạo các Sở GD-ĐT, năm nay công tác phân luồng cho thí sinh đã phát huy hiệu quả. Thí sinh đã biết lựa sức mình để không lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc.

Việc giảm mạnh số lượng hồ sơ dự thi ĐH, CĐ 2013 khiến cho nhiều trường ĐH, CĐ rơi vào thế “khó”. Đại diện Đại học Nguyễn Trãi cho biết: So với chỉ tiêu 1.000 học viên thì việc trường chỉ nhận được 100 hồ sơ quả là con số đáng ngại. Không còn cách nào khác trường đành phải đợi số lượng thí sinh trượt nguyện vọng 1, tìm đến nguyện vọng 2 và 3.

Đại diện Đại học Đại Nam cũng cho rằng, mấy năm gần đây nhà trường luôn trong tình trạng tuyển không đủ chỉ tiêu. Vậy nên việc giảm mạnh hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh như năm nay, đẩy nhà trường vào thực tế đáng lo hơn.

“Bên cạnh đó, chỉ tiêu vào các trường công lập đang ngày càng tăng nhưng điểm chuẩn đầu vào ngày càng giảm để “vét” thí sinh. Điều này càng khiến các trường ngoài công lập khó tuyển sinh hơn”, vị đại diện trường nhấn mạnh.

Trước thực tế giảm mạnh số hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ 2013, không chỉ các trường ĐH, CĐ ngoài công lập mới lo lắng mà lãnh đạo nhiều trường thuộc khối công lập cũng đứng ngồi không yên.

Đại diện ĐH Thương mại mùa tuyển sinh 2013 cho biết

Năm nay tổng số hồ sơ trường nhận được là 20.606 bộ, giảm hơn 8.000 bộ. Con số giảm này là kỷ lục từ trước tới nay. Tuy nhiên, việc giảm hồ sơ này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Dự kiến sang năm 2014, số lượng hồ sơ nộp vào trường còn có xu hướng giảm sâu.

Cũng theo vị đại diện này, chỉ tiêu của trường năm 2013 là 4.100, dự kiến tỷ lệ “chọi” sẽ là 1/5.

Ông Trần Mạnh Dũng-Trưởng phòng Đào tạo-Học viện Ngân hàng cho biết, năm nay trường nhận được khoảng 8.000 hồ sơ, giảm tới 2.000 bộ so với năm trước. Việc giảm hồ sơ này cơ bản xuất phát từ những khó khăn của ngành tài chính-ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

Ông Trần Mạnh Dũng cho biết thêm, việc giảm hồ sơ đăng ký tuyển sinh của thí sinh ảnh hưởng không nhỏ tới quy mô tuyển sinh và đào tạo của trường. Trong năm 2013, chỉ tiêu của Học viện Ngân hàng là 2.800. Dự kiến tỷ lệ “chọi” sẽ là 1/2,8.

Bàn về tình trạng sụt giảm nghiêm trọng hồ sơ đăng ký của thí sinh và nỗi lo của một số trường (nhất là khối ngoài công lập), ông Ngô Văn Sự- Phó Phòng Giáo dục chuyên nghiệp-Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Năm nay, số lượng hồ đăng ký nhiều nhất vào ĐH Công đoàn. Các trường ngoài công lập gần như không được các em lựa chọn, thậm chí có trường chỉ có một vài bộ hồ sơ.

Cũng theo ông Sự, học sinh không lựa chọn thi vào các trường dân lập do khả năng tìm kiếm việc làm khi ra trường rất khó khăn.

“Không nhiều đơn vị chấp nhận tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các trường dân lập. Do vậy đa số các em chỉ coi các trường dân lập là giải pháp thay thế, sử dụng làm nguyện vọng 2, 3 khi trượt nguyện vọng 1 là các trường công lập”, ông Sự cho hay.

Giáo dục đang “rớt giá”

Nhìn vào thực tế giảm số lượng hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 như hiện nay, có luồng ý kiến cho rằng, một bộ phận người dân đã không còn tin tưởng vào chất lượng giáo dục đại học. Giá trị của mảnh bằng đại học đang “rớt giá” thảm hại.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều câu hỏi đặt ra về việc các trường ĐH, CĐ cần nhìn nhận, đánh giá lại chất lượng đào tạo của mình, tạo được thương hiệu và sức hút với người học và xã hội.

Theo ông Văn Như Cương – Hiệu trưởng trường Dân lập Lương Thế Vinh, sở dĩ có tình trạng một bộ phận thí sinh thờ ơ với giáo dục đại học như hiện nay là do chất lượng đào tạo của chính những chiếc “máy cái” này vẫn còn nhiều dấu hỏi.

“Sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều, cơ sở sử dụng lao động hầu như phải đào tạo lại lao động. Điều này khiến cho giá trị của tấm bằng đại học không được như mong đợi”, ông Cương nhấn mạnh.

Ngoài ra, cũng theo ý kiến của lãnh đạo một số trường THPT, một số trường ĐH, CĐ có lượng hồ sơ dự thi ít nên tính đến phương án bỏ thi tuyển, hướng đến phương án xét tuyển thí sinh, vừa tránh lãng phí vừa có điều kiện xét tuyển những thí sinh có năng lực.

Thông tin tuyển sinh đại học cập nhật nhanh nhất

VN88

Viết một bình luận