Đọc tâm sự những pha khốn đốn vì đồng nghiệp tại chuyên mục tình yêu giới tính hay Truyenphimsex.com nói về những pha khốn đốn vì đồng nghiệp .
Tâm sự những pha khốn đốn vì đồng nghiệp
1/3 tổng quỹ thời gian một ngày bạn dành cho công việc và những hoạt động nơi công sở. Sống trong cùng một môi trường, ắt hẳn sẽ nảy sinh tình cảm gắn bó giữa những người có cùng tần sóng. Và ngược lại, khi bị cạnh tranh nhau về lợi ích, xung đột là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là sau mỗi mâu thuẫn như thế, bạn rút ra được điều gì cho cuộc sống.
Cùng lắng nghe tâm sự dưới đây của các bạn trẻ về những điều không hay đang tồn tại hàng ngày nơi công sở:
“Ở đây người ta thích chơi trò ném đá và đánh hội đồng”
Minh (Ba Đình, Hà Nội) đã nhận xét về công ty và các đồng nghiệp của mình như vậy. Thương trường là chiến trường. Là dân kinh doanh, Minh hiểu rất rõ lý thuyết đó và chẳng có gì phàn nàn nếu những người đồng nghiệp của anh không đem tinh thần chiến đấu đó thực hành ngay trong công ty mình. Bản thân Minh cũng đã từng bị “thương tích” những buổi đầu lơ ngơ vào công ty.
Lần đầu thực hiện hợp đồng kinh tế, còn khá non nớt trong việc đưa ra các điều khoản với đối tác, Minh cầm bộ hồ sơ sang nhờ anh bạn ngồi cạnh chỉ giúp. Anh này sau khi xem xong chỉ bảo mỗi câu: Ừ, tùy cậu. Vụ đó, Minh bị hố với đối tác. Nhưng buồn nhất là trong buổi họp chuyên môn, chính anh bạn hôm trước đã nói rất nhiều rằng Minh nên thế này, thế kia.
Hình minh họa những pha khốn đốn vì đồng nghiệp
“Tôi ghét công việc này”
Nếu ghét ngay từ đầu thì có lẽ Ngọc (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã chẳng nộp hồ sơ và thi tuyển gắt gao để vào đây làm. Sau nửa năm làm việc, Ngọc chán nản thốt lên như thế và bây giờ đang ra sức tìm kiếm công việc mới. Chuyện là đồng nghiệp cùng nhóm với Ngọc vốn là họ hàng với sếp. Biết là kiểu gì cũng có sự thiên vị nhưng nó lộ liễu quá khiến Ngọc không thể chấp nhận nổi. Nhóm có hai người nhưng công việc không bao giờ được chia đều 50/50. Ngọc luôn là người phải làm nhiều hơn. Cả những công việc phải chạy ra ngoài nhiều, gặp gỡ đối tác cũng do Ngọc đảm trách. Cô bạn kia thì chỉ ngồi văn phòng giải quyết công văn, giấy tờ.
Có lần cả gan thắc mắc, sếp chỉ giải thích vỏn vẹn rằng: Cân nhắc giao việc phù hợp tính cách. Có thể sếp đúng nhưng cái Ngọc muốn là sự công bằng cả về cách đánh giá và khối lượng công việc được giao.
“Đồng nghiệp đưa chuyện”
Ở công sở nào chẳng có hội bà Tám hay buôn chuyện này kia. Những câu chuyện đa dạng chủ đề, từ thời trang, gió bão đến diễn viên, phim ảnh. Nhưng ‘hot’ nhất vẫn là những câu chuyện liên quan đến sếp. Nga (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng thuộc nhóm này. Nhưng sau một ‘tai nạn’ nho nhỏ, cô đã sống khép mình và dần tách mình khỏi đồng nghiệp.
Hôm đó, cả hội đang ngồi bàn tán về ảnh cưới của sếp, Nga buột miệng nói đùa: Sếp mình có khi phải chồng ba viên gạch mới chụp được ảnh này. Cả hội cười nghiêng ngả vì câu nói bông đùa ấy. Chuyện tầm phào chẳng ai để tâm nhưng không hiểu sao hôm sau đã đến tai sếp. Anh sếp trẻ, dễ tính nên cũng chẳng để bụng gì. Nhưng Nga lại thấy ngượng ngùng, xấu hổ.
Có thể những câu chuyện trên còn chưa đủ khái quát hết ‘mặt tối’ chốn văn phòng nhưng mong muốn rằng sau
mỗi chuyện như thế, bạn biết cách hành xử tốt hơn với đồng nghiệp. Cố gắng đối thoại và luôn mỉm cười là hai yếu tố được các chuyên gia nhắc đến nhiều nhất khi nói về các yếu tố làm nên Tình đồng nghiệp.
(Tình yêu giới tính hay tại Truyenphimsex.com)